14.13. ĐÀO ĐẠO

Thứ hai - 26/02/2024 02:36
14.13. ĐÀO ĐẠO
13.ĐÀO ĐẠO:陶道(Con đường vui mừng)

- Vị trí: Ở khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng 1. Túc Thái dương và Đốc mạch hội ở đó.( Ở đường giữa lưng dưới mỏm gai của T1/D1. Cách xác định: Khi bệnh nhân đang ngồi, mỏm gai của T7/D7 nhô ra gần ngang với góc dưới của xương bả vai. Từ mỏm gai T7/D7 (ngang với góc dưới xương bả vai), tìm lên dưới mỏm gai của của T1/D1 là vị trí huyệt Đào đạo (Du/GV 13). Để xác định: Bờ trong xương bả vai, đầu trong cùng của gai vai ngang với mỏm gai đốt sống T3/D3 khi ngồi hoặc đứng với cánh tay thả lỏng, tìm lên dưới mỏm gai của của T1/D1 là vị trí huyệt Đào đạo (Du/GV 13). Ở cùng độ cao có huyệt Hoa đà giáp tích (Huatuojiaji 華佗夾脊Ex-B 2) đường chính giữa ra 0,5 thốn; huyệt Đại trữ (Bl 11) đường chính giữa ra 1,5 thốn; huyệt Kiên ngoại du (Dü/SI 14) đường chính giữa ra 3 thốn).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,3- 0,8 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị: Cột sống cứng; đầu đau; sốt cao; sốt rét; điên dại; tinh thần phân liệt; lao phổi; mọi cơ ở đầu gáy co rút; mồ hôi không ra; đầu nặng mắt hoa; giật duỗi; hoảng hốt; không vui.
- Tác dụng phối hợp: với Đại chùy, Giản sử, Hậu khê trị sốt rét; với Giản sử, Nội quan, Khúc trì trị sốt rét; với Yêu kỳ, Nhân trung, Nội quan, Phong long trị điên nhàn; với Phế du trị phát sốt.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây