U CƠ DẠ CON
Đào Xuân Vũ
2024-06-21T02:41:41-04:00
2024-06-21T02:41:41-04:00
http://dongyhc.vn/nukeviet/vi/dong-y-hc/chuyen-de-tri-lieu/u-co-da-con-854.html
/nukeviet/themes/default/images/no_image.gif
Thuoc dong y
http://dongyhc.vn/nukeviet/uploads/logohc3-2.jpg
Thứ sáu - 21/06/2024 02:41
I. KHÁI NIỆM
U cơ dạ con là tổ chức cơ bằng trơn dạ con tăng sinh mà hình thành sưng u lành tính. Bệnh ấy là sưng u rất bình thường thấy ở tạng khí xoang chậu đàn bà, dễ phát sinh ở phụ nữ tuổi sinh đẻ trên 30 tuổi, dựa vào thống kê, cứ trong 4-5 người đàn bà trên 35 tuổi sẽ có 1 người bệnh mang tên bệnh này mà bệnh này tạo thành không chửa đẻ tỷ lệ lại rất cao 30-40%. Dựa vào nơi sinh trưởng có thể phân làm u cơ dưới niêm mạc, u cơ khe vách và u cơ dưới mạc tương là 3 loại, nhất là lấy u cơ dưới niêm mạc dẫn đến không chửa đẻ làm thường thấy.
Nguyên nhân phát sinh u cơ dạ con lại hết sức không rõ ràng, có chỗ dựa chứng minh cho rằng có gắn với kích thích tố nữ trong cơ thể trường kỳ tăng quá cao. Bệnh ấy lấy kinh nguyệt quá nhiều, hoặc dạ con ra máu không quy tắc, đau bụng, bạch đới (khí hư) tăng nhiều và thiếu máu kế phát làm biểu hiện chủ yếu.
Cũng có người bệnh lại không có chứng trạng rõ ràng. Có hay không có chứng trạng, bệnh tình nặng hay nhẹ, và nơi mọc u cơ, thân u lớn hay nhỏ, số u nhiều hay ít, có quan hệ nhất định. Nguyên nhân của bệnh ấy dẫn tới vô sinh chủ yếu là do u cơ đã làm biến đổi hình thái xoang ổ dạ con, khối u ảnh hưởng sự thông qua của tinh trùng và chỗ nằm lâu dài của trứng thụ tinh, lại có thể bởi phát chung với viêm phần phụ mà ảnh hưởng đến thụ thai. U cơ vùng đáy dạ con thì có thể trở ngại sự thông thoáng của vòi trứng mà dẫn đến không chửa đẻ.
U cơ dạ con thuộc phạm vi của “trưng” trong đông y học. Bệnh cơ chủ yếu của bệnh này là ứ huyết dạ con. Thường thường do ở khi hành kinh bị hại bởi phong hàn hoặc nội thương thất tình, dẫn đến công năng tạng phủ mất điều khí huyết mất hoà, huyết đi ở dạ con bị bị tắc trệ, ứ mà thành trưng. Trưng nguyên là chứng thực, nhưng do ở băng huyết, kinh nguyệt quá nhiều, bệnh mất máu ngiêm trọng lâu dài lại có thể xuất hiện hình ảnh chinh phục của khí huyết hư suy.
Bệnh này trải qua trị liệu thích đáng, đúng với bộ phận có thể thay đổi lại mà thu được năng lực chửa đẻ. Chưa chữa thì cũng lại không tuyệt đối không thể chửa đẻ, có chừng 0,3-7,2% người bệnh vẫn có khả năng chửa. Chẳng qua u cơ nếu theo khi thai nhi sinh trưởng, sinh sản, sử lý không đúng, thường có thể nguy tới tính mạng sản phụ.
II. CHẨN ĐOÁN
U cơ dạ con thường lấy chứng trạng lâm sàng, chứng trạng vùng bụng và khám mỏ vịt âm đạo, siêu âm và kiểm tra nội soi ổ bụng đưa lại chỗ dựa cho chẩn đoán. Lâm sàng có thể thấy lượng máu kinh quá nhiều, hành kinh kéo dài, chu kỳ rút ngắn hoặc dạ con xuất huyết không quy tắc, không có chửa. Khi làm chẩn đoán vùng bụng và mỏ vịt có thể phát hiện dạ con tăng lớn, biến cứng, bề mặt phẳng trơn, hoặc dạng kết đốt. Kiểm tra siêu âm có thể thấy phản ánh âm rõ ràng của dị vật. Những năm gần đây dùng nội soi kiểm tra không những nhanh chóng lại có xác xuất đúng cao.
Chẩn đoán bệnh này cần phân biệt với sưng u buồng trứng, dạ con có chửa, bệnh ở cơ tuyến dạ con, chứng dạ con to béo, dạ con có hình lạ, chửa trứng, chửa ngoài dạ con hợp cùng máu cục ở xương chậu.
III. YẾU ĐIỂM THÍ TRỊ
1. Khử ứ tán kết làm nguyên tắc chữa cơ bản bệnh này.
Huyết hành ứ trở là bệnh cơ vùng cơ của bệnh này, có thể biểu hiện là khí trệ huyết ứ, hoặc khí hư huyết ứ, bởi thế mà trị liệu hoạt huyết khử ứ tán kết phải xuyên suốt từ đầu đến cuối cùng, chính như sách “Tố vấn chí chân yếu đại luận” đã nói “Kiên giả tiêu nhi, kết giả tán chi”.
2. Phân rõ hư thực, công bổ kiêm thí.
Trị bệnh này, công và bổ cần bởi người, bởi bệnh, mà chế cho hợp. Đối với bệnh mới tà thực chính chưa hư, nên trước công sau bổ hoặc công mà không bổ. Bệnh lâu ngày chính hư tà thực nên trước bổ sau công, hoặc gửi công trong bổ, hoặc công bổ kiêm thí. Chính khí đại suy, nên trước hết ôn bổ phù chính, trong ôn bổ lại cần chú ý hành khí hoạt huyết, hết thảy không công phạt mạnh, cũng không thể chỉ dùng 1 vị nuôi bổ. Đối với xuất huyết rất nhiều, phải tuân theo nguyên tắc “Cấp tắc trị kỳ tiêu”, trước hết là khống chế xuất huyết.
IV. PHƯƠNG DƯỢC CƠ BẢN
1. DƯỢC VẬT CƠ BẢN:
Tam lăng, Thuỷ điệt, Mang trùng, Nhũ hương, Một dược, Đào nhân, Xuyên khung, Đan sâm, Vương bất lưu hành, Hương phụ, Thanh bì, Quất bì, Lệ chi hạch, Hải tảo, Côn bố, Hạ khô thảo, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Quy bản, Miết giáp, Đan bì, Long cốt, Mẫu lệ, Xích thược, Quế chi, Phục linh, Nga truật, Quất hạch.
2. PHƯƠNG TỄ THÔNG DỤNG:
2.1. Quế linh hoàn (1)
Quế chi, Phục linh, Đào nhân, Đan bì, Xích thược, Miết giáp, Quyển bá, Ngải diệp, Thanh bì, Xuyên tục đoạn, Bắc Hoàng kỳ, mỗi thứ 10gr, Sinh Mẫu lệ 30gr, Hoàng bá 6gr.
Phương pháp chế dùng: Thuốc trên nghiền mịn chế làm hoàn với mật, mỗi viên nặng 10gr, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 lần. Một tháng rưỡi tới 3 tháng làm 1 liệu trình, uống liền 1-3 liệu trình.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 60 ca, khỏi 43 ca, hiệu quả rõ rệt 11, có hiệu quả 4.
2.2. Quất lệ tán kết hoàn (2)
Quất hạch, Lệ chi hạch, Xuyên tục đoạn, Tiểu hồi hương, Ô dược, Xuyên luyện tử, Hải tảo, Cương nhẫm căn, Nga truật, Chế Ô đầu, Đảng sâm, Sinh Mẫu lệ, Phong lật xác, Ích mẫu thảo.
Phương pháp chế dùng: Thuốc trên nghiền mịn chế thành tễ hoàn. Mỗi lần uống 6gr, ngày uống 3 lần khi bụng đói 1 nửa lấy nước sôi uống đưa thuốc. Sau khi sạch hành kinh 3 ngày bắt đầu uống, sau khi hành kinh 3-5 ngày ngừng thuốc, lấy 3 tháng là 1 liệu trình, theo dõi 1-3 liệu trình.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 150 ca (dạ con to thêm như chửa 6-10 tuần lễ) chữa khỏi 18 ca, có hiệu 111, tổng hiệu suất 86%.
2.3. Cơ lựu nội tiêu hoàn (3)
Sơn từ cô, Hạ khô thảo, Xạ can, Hải tảo, Sinh đầu ô, Viễn chí, các vị lượng bằng nhau.
Phương pháp chế dùng: Đem các thuốc kể trên nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên, mỗi viên nặng 9gr. Mỗi ngày 3 lần uống, mỗi lần uống 1 viên; hoặc mỗi ngày 2 lần uống, mỗi lần uống 2 viên. Thời gian hành kinh thì ngừng thuốc. Ba tháng là 1 liệu trình, nói chung uống thuốc từ 1-3 liệu trình.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 125 ca, khỏi 11 đạt 8,8%. Hiệu quả rõ rệt 69, đạt 55,2%, có hiệu 37, đạt 29,6%, vô hiệu 8 ca. Tổng số hiệu suất 93,6%.
2.4. Phương kinh nghiệm (4)
Đương quy, Đào nhân, Tam lăng, Hương phụ, mỗi thứ đều 10gr, Vương bất lưu hành 12gr, Nga truật 12gr, Hạ khô thảo 15gr, Sinh Quán chúng 15gr, Thiên quỳ tử 15gr, Xuyên Tục đoạn 15gr, Sinh mẫu lệ 20gr, Hải tảo 20gr, Côn bố 30gr.
Khí huyết bất túc, gia Đảng sâm 20gr, Hoàng kỳ 30gr.
Vùng thắt lưng buốt mềm, đầu choáng, tai ù, gia Nữ trinh tử 12gr, Đỗ trọng 12gr, Hạn liên thảo 20gr.
Kinh nguyệt dầm dề không dứt, dùng sinh hoá thang gia Long cốt 20gr, Hải phiêu tiêu 20gr, Mẫu lệ 20gr, Phục long can 30gr, Bột tam thất 3gr (đổ vào lúc uống).
Nhiều khí hư (bạch đới) sắc vàng, gia Ý dĩ nhân 30gr, lại dùng thuốc thanh nhiệt táo thấp ngồi ngâm rửa.
Phương pháp chế dùng: Mỗi ngày 1 tễ, sắc với nước chia 3 lần uống.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 45 ca, khỏi 19, hiệu quả rõ rệt 13, có hiệu 11, vô hiệu 2, hiệu suất chung 95,5%.
2.5. Hoá ứ tán kết thang (5)
Đào nhân 15gr, Thuỷ điệt 15gr, Chế Đại hoàng 12gr, Sinh Mẫu lệ, Miết giáp, Quy bản, Miêu hải tảo, Hạ khô thảo, Côn bố, Hải tảo, bảy vị này đều 20gr.
- Huyết ứ nhiều gia Tam lăng, Nga truật.
- Khí trệ gia Ô dược, Hương phụ
- Khí hư gia Đảng sâm, Hoàng kỳ.
- Đàm thấp gia Tượng bối, Trạch tả, Xa tiền tử.
Phương pháp chế dùng: Mỗi ngày 1 tễ, sắc nước uống, sau khi sạch kinh bắt đầu uống, thời gian hành kinh ngừng thuốc. Đồng thời dùng Đại hoàng, Mang tiêu mỗi vị 100gr, Hương phụ 200gr, giã với mẻ chua lượng vừa đủ, sau khi sao nóng, bó ở ngoài vùng bụng dưới, mỗi ngày 1 lần.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 98 ca, khỏi 64 ca, hiệu quả rõ rệt, có hiệu 28 ca, vô hiệu 6 ca.
2.6. Quế linh tiêu lựu hoàn (6)
Đan bì, Đào nhân, Xuyên sơn giáp, mỗi thứ đều 10gr, Phục linh 15gr, Miết giáp 12gr, Quế chi 12gr, Xích thược 12gr.
Phương pháp chế dùng: Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên, mỗi viên nặng 10gr. Mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày 2 lần uống. 1 tháng là 1 liệu trình, có thể uống liền 3 liệu trình.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 30 ca, khỏi 18 ca, hiệu quả rõ rệt và khống chế có hiệu 5 ca, vô hiệu 2 ca. Hiệu suất chung 93,3%.
V. BIỆN CHỨNG THÍ TRỊ
1. KHÍ TRỆ HUYẾT Ứ HÌNH:
Biểu hiện lâm sàng: Hành kinh không xướng (thông) hoặc băng lậu ra máu, có kèm theo cục máu tím đen, bụng dưới trướng đau, sợ sờ nắn, sau khi máu cục ra thì giảm đau, trước khi hành kinh bầu vú căng đau, sắc mặt mờ tối, chất lưỡi tím đen, hoặc ven lưỡi có điểm ban ứ, mạch trầm huyền hoặc huyền sáp.
Nguyên tắc trị: Hoạt huyết tán kết, phá ứ tiêu trưng.
PHƯƠNG TỄ CHỌN GOM ĐƯỢC:
1.2. Tử cung tiêu lựu hoàn (7)
Đan bì, Xích thược, Nhũ hương, Hải tảo, Côn bố, Hạ khô thảo, Tam lăng, Nga truật, Đương quy, Diên hồ sách, Hương phụ.
Phương pháp chế dùng: Thuốc trên chế thành viên dẹt, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4 viên, uống với nước. Ba tháng là 1 liệu trình.
1.2. Để đương thang hợp Tam giáp tán gia vị (5)
Đào nhân 15gr, Thuỷ điệt 15gr, Chế đại hoàng 12gr, Sinh mẫu lệ, Miết giáp, Quy bản, Miêu trảo thảo, Hạ khô thảo, Côn bố, Hải tảo, mỗi thứ 20gr, Tam lăng 12gr, Ô dược 10gr, Hương phụ 10gr.
Phương pháp chế dùng: Mỗi ngày 1 tễ, sắc nước phân 2 lần. Sau khi sạch kinh bắt đầu uống thuốc, thời gian hành kinh thì dừng thuốc.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 98 ca, khỏi 64 ca (19 ca dưới 35 tuổi trong đó có 5 người chửa), hiệu quả rõ rệt, có hiệu 29 ca, vô hiệu 5 ca, hiệu suất chung đạt 94%. Người khỏi hẳn uống thuốc tối đa 60 tễ, tối thiểu 12 tễ.
1.3. Khử ứ tiêu trưng thang (4)
Đương quy 10gr, Vương bất lưu hành 12gr, Hạ khô thảo 15gr, Đào nhân 10gr, Nga truật 12gr, Tam lăng 10gr, Sinh mẫu lệ 20gr, Sinh Quán chúng 15gr, Côn bố 30gr, Hải tảo 20gr, Hương phụ 10gr, Thiên quỳ tử 15gr, Xuyên tục đoạn 15gr.
Nếu hành kinh dầm dề không dứt, máu ra nhiều thì dùng “Sinh hoá thang” gia loại thuốc cố sáp cầm máu, như Long cốt 20gr, Mẫu lệ 20gr, Hải phiêu tiêu 20gr, Phục long can 30gr, Bột Tam thất 3gr (bỏ vào lúc uống) để tạm thời trị tiêu ấy.
Phương pháp chế dùng: Mỗi ngày 1tễ, sắc với nước, chia làm 2 lần uống.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 45 ca, khỏi 19 ca, hiệu quả rõ 13 ca, có hiệu 11 ca, hiệu suất chung 95,5%.
NGHIỆM ÁN:
Trương X, 46 tuổi, giáo sư, bệnh án số 93654. Bệnh u cơ dạ con đã 10 tháng, lượng máu kinh nhiều, hiện rõ dạng cục máu, đầu choáng mất sức, chẩn đoán chung là “Chứng tử cung nội mạc tăng thực” (màng trong dạ con tăng sinh sản). Khám phụ khoa: Ngoài cửa mình (-), âm đạo (-), cổ dạ con sáng trơn, dạ con to như mang thai trên dưới 7 tuần lễ, cạnh trái dạ con lồi ra 1 sừng, chất cứng, hoạt động phần phụ 2 bên không có hiện tượng lạ. Chẩn đoán: “U cơ dưới mạc tượng dạ con”. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi vàng mỏng, ven lưỡi có ngấn răng và điểm ứ ban tím, mạch trầm sáp. Biện chứng đông y: Huyết ứ ngưng tụ. Chọn dùng bài Quế linh tiêu lựu hoàn để chữa [bài xem ở “Phương tễ thông dụng” (6)], sau 1 liệu trình máu kinh giảm ít, thể chất khôi phục. Kiểm tra lại dạ con, đã khôi phục gần như bình thường. Người bệnh uống tiếp thêm 3 liệu trình, kiểm tra lại đã khỏi hẳn (6).
2. KHÍ HƯ HUYẾT Ứ HÌNH:
Biểu hiện lâm sàng: Thời gian trước kỳ hành kinh lượng nhiều, hoặc băng hoặc lậu, sắc hồng nhạt chất lỏng, sắc mặt vàng úa, thần mệt mỏi không có sức, đầu choáng tim thổn thức, mặt phù chi sưng, phân lỏng nát, bụng dưới căng xệ xuống, chất lưỡi nhạt hoặc sắc hơi tím rõ rệt, mạch trầm tế hoặc nhu tế.
Nguyên tắc chữa: Ích khí hoạt huyết, tiêu thũng tán kết.
PHƯƠNG TỄ CHỌN GOM ĐƯỢC:
2.1. Gia vị sinh hoá thang (8)
Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Chích cam thảo, Bào khương, Ích mẫu thảo, sao tuệ Kinh giới.
Phương pháp chế dùng: Ngày 1 tễ, sắc với nước, phân 2 lần uống.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 110 ca, khỏi 38 ca, hiệu quả rõ rệt, có hiệu 57 ca, tỷ lệ có hiệu chung 86,4%.
2.2. Cung trưng thang (9)
Đương quy, Bào sơn giáp, Đào nhân, Nga truật, Hương phụ, Tục đoạn, Hạ khô thảo, Hoài Ngưu tất, mỗi thứ đều 12gr, Vương bất lưu hành 9gr, Tam lăng 9gr, Côn bố 15gr, Dĩ nhân 30gr, Đảng sâm 10gr, Bạch truật 12gr, Phục linh 12gr.
Phương pháp chế dùng: Ngày 1 tễ, sắc nước phân làm 2 lần uống. Thời gian bắt đầu hành kinh dùng thêm thuốc nước tiêm Tam lăng 300%, tiêm bắp 4cm3, mỗi ngày tiêm 1 lần, dùng liền 7 ngày.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 136ca, khỏi 72 ca, đạt 52,9%; Hiệu quả rõ rệt 37 ca đạt 27,2%; Có hiệu 5 ca, đạt 3,7%; Tỷ lệ chung hiệu quả 83,8%.
2.3. Phương kinh nghiệm (10)
Đảng sâm 12gr, Hoàng kỳ 15gr, Bạch truật 9gr, Bạch thược 9gr, Hoài sơn dược 15gr, Chích Thăng ma 9gr, Kim cẩu tích 12gr, Sinh Quán chúng 30gr, Bán chi liên 30gr, Quỷ tiễn vũ 20gr, Hải tảo 20gr, Mộc men đầu 30gr, Cam thảo 9gr, Tử thạch anh (sắc trước) 15gr.
Phương pháp chế dùng: Ngày 1 tễ, sắc với nước, phân làm 2 lần uống.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 54 ca, chứng trạng lâm sàng biến đổi tốt 94,2%. Thể tích u sơ co nhỏ 66,7%.
NGHIỆM ÁN:
Đồng XX, 30 tuổi, hộ lý, chẩn ngày 30-7-1976. Sau khi lấy chồng 3 năm chưa có thai, trước đây 1 năm chẩn đoán là u sơ dạ con kinh nguyệt 7-8 ngày trên chu kỳ 40 ngày. Lượng máu kinh nhiều, có máu cục, thời gian hành kinh bụng dưới đau và đau thắt lưng, đã dùng nội tiết tố (bính toan hạnh hoàn đồng), một liệu trình và nửa liệu trình nữa mà vẫn vô hiệu. Khám phụ khoa: Ngoài cửa mình, âm đạo, phần phụ đều bình thường, chỗ phía trước thân dạ con to như trứng ngỗng, chất rắn, hoạt động, ấn không đau. Mạch trầm tế, lưỡi hồng, rêu trắng mỏng. Chẩn đoán là trưng hà ở bụng dưới (u cơ dạ con). Chứng là hư thực hiệp tạp, nên công bổ kiêm thí, dùng thuốc cung trưng thang [xem phương tễ chọn gom được], gia Câu kỷ, Tang thầm, Bách hợp. Uống thuốc trên hơn 5 tháng, chứng trạng mất. Sau nửa năm tìm hỏi đã mang thai, sau đó đủ ngày tháng thì đẻ.
3. ÂM HƯ HUYẾT NHIỆT HÌNH:
Biểu hiện lâm sàng: Lượng kinh nhiều mà không dứt, kèm có cục máu tím đen, số ngày kinh kéo dài, bụng dưới có bọc khối rắn cứng, đẩy vào đó không di chuyển, đầu choáng, tâm hoảng hốt, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô lưỡi táo, lưỡi hồng xám, ven lưỡi có điểm ứ, mạch tế sáp.
Nguyên tắc chữa: Tư âm thanh nhiệt, hoạt huyết hoá ứ.
PHƯƠNG TỄ CHỌN GOM ĐƯỢC:
3.1. Phương kinh nghiệm (11)
Sinh địa 10gr, Thục địa 10gr, Bạch thược 10gr, Sinh quán chúng 15gr, Hải tảo 20gr, Quỷ tiễn vũ 15gr, Hạ khô thảo 12gr, Tiên linh tỳ 10gr, Thỏ ty tử 10gr, Hoài sơn dược 10gr, Lộ lộ thông 6gr.
Phương pháp chế dùng: Ngày 1 tễ, sắc nước chia làm 2 lần uống.
Quế linh tiêu lựu hoàn phối dùng với Cầm liên tứ vật thang (6).
3.2. Quế cầm tiêu lựu hoàn:
Quế chi 12gr, Phục linh 15gr, Đan bì 10gr, Đào nhân 10gr, Xích thược 12gr, Miết giáp 12gr, Xuyên sơn giáp 10gr.
3.3. Cầm liên tứ vật thang “Y tông kim giám”.
Hoàng cầm, Hoàng liên, Đương quy, Thục địa, Xuyên khung, Bạch thược.
Phương pháp chế dùng: Ngày 1 tễ, sắc với nước, chia làm 2 lần uống.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 30 ca (dạ con tăng lớn như có thai 6-12 tuần lễ), khỏi 18 ca, hiệu quả rõ rệt 5 ca, có hiệu 5 ca. Tỷ lệ có hiệu chung 93,3%.
NGHIỆM ÁN:
Mã X X, 29 tuổi, sau khi lấy chồng 2 năm chưa có chửa, có kinh nguyệt năm 15 tuổi, số ngày hành kinh 4 trên chu kỳ 30 ngày.
Khám phụ khoa: Ngoài cửa mình (-), cổ dạ con có mủ nhẹ, thân dạ con trúng chỗ, to nhỏ như thường, vách sau lệch cứng, hơi no đầy, phần phụ (-). Siêu âm thì dạ con trúng chỗ, phía trước sau đường kính 3,2cm, phía trái phải đường kính 5,1cm, phía trên dưới đường kính 4,5cm, vách sau phía trong dạ con điểm sáng hơi không đều, vách trái phía ngoài thấy 1vùng thực chất tối, thể tích là 1,2x2,2x2,2 cm, nêu rõ là u cơ dạ con hình nhỏ, hai buồng trứng có thể thấy. Lấy hoạt huyết hoá ứ thanh nhiệt nhuyễn kiên để giúp thêm ích thận trợ thai, để điều trị, bài thuốc dùng là nghiệm phương trầm trọng lý (xem ở “phương tễ chọn gom được”(1). Chữa 5 tháng đến tháng 3 năm 1984 khám phụ khoa: Dạ con to nhỏ như thường, vách sau chuyển mềm rõ rệt. Ngày 21/3 cùng năm siêu âm lại: Dạ con hiện rõ 3,2x4,7x5,0cm, điểm sáng trong dạ con đều. Tháng năm cùng năm tìm hỏi thì đã có thai.
VI. LIỆU PHÁP CHÂM CỨU
1. THỂ CHÂM VÀ NHĨ CHÂM PHỐI DÙNG (12):
Thể châm: Tử cung, Khúc cốt, Hoành cốt.
Nhĩ châm: Thường dùng huyệt Tuyến bì chất làm phối hợp.
Thủ pháp: Huyệt thân hể kể trên có thể lấy thay nhau sử dụng, lại phối hợp huyệt vị vùng thắt lưng và huyệt vị vùng chi dưới. Huyệt tử cung lấy cả hai bên, trường hợp cá biệt có thể 1 bên, châm sâu 0,8-1,0 thốn (châm đứng kim). Khúc cốt và hoành cốt châm sâu 0,6-0,8 thốn (châm đứng kim). Trước khi châm huyệt Khúc cốt và huyệt Hoành cốt, cần đi tiểu hết nước tiểu. Nói chung dùng thủ pháp bình bổ bình tả, đợi sau khi có châm cảm thì lưu kim 15- 20 phút, cách ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.
Thống kê hiệu quả chữa: Chữa 346 ca, tỷ lệ khỏi là 83,2%, gần khỏi tỷ lệ là 11,3%, co nhỏ 2/3 tỷ lệ là 5%. Tỷ lệ có hiệu chung là 100%.
2. THỂ CHÂM (13):
Huyệt vị: Chủ huyệt: Huyết hải, Tam âm giao, A thị.
Phối huyệt: Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Tử cung.
Thủ pháp: Huyết hải, A thị, Trung cực, Tử cung, dùng tả pháp (kích thích mạnh); Khí hải, Quan nguyên, dùng bổ pháp (kích thích yếu); Tam âm giao dùng phép bình bổ bình tả (kích thích vừa). Lưu kim 15 phút, cứ 5 phút vê kim 1 lần. Mỗi ngày châm 1 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, giữa các liệu trình nghỉ 3 ngày...
* * * * * * * * * * * * * * *
TÀI LIỆU THAM KHẢO (LƯỢC)
Trích dịch từ sách “Nam nữ bất dục chẩn trị hối tuỵ” - Lý Toàn chủ biên.
Nhà xuất bản Trung Quốc Trung y dược Xuất bản xã - in lần thứ 2 tháng 3 - 1995.
Phụ chú của người dịch:
1. Nguyên phương “Sinh hoá thang”.
Đương quy 8đc, Xuyên khung 3đc, Đào nhân 14 hạt, Bào khương 5 phân, chích Cam thảo 5 phân.
2. Quỷ tiễn vũ là Euonymis alatus (Thunb:) Regel.
3. Lộ lộ thông = ?.
Nguồn tin: Người dịch: LÊ VĂN SỬU Dịch xong ngày: 5/11/1997