36.NGOẠI KHÂU:外丘(Cái gò ở mặt ngoài; huyệt Khích của Đởm)
- Vị trí: Ở mắt cá ngoài lên 7 thốn, phía trước xương mác, trước huyệt Dương giao 1 thốn, giữa mắt cá ngoài chân và Dương lăng tuyền. Chỗ Thiếu dương sinh.( Trên điểm cao nhất của mắt cá ngoài 7 thốn ở bờ trước xương mác.Cách xác định: Xác định điểm giữa đường nối huyệt Dương lăng tuyền (Gb 34) (phần lõm phía trước và bên dưới đầu xương mác) và đỉnh cao nhất mắt cá ngoài (khoảng cách 14 thốn), từ đó ngang ra bờ trước xương mác và xác định vị trí huyệt Ngoại khâu (Gb 36), trên điểm cao nhất của mắt cá ngoài 7 thốn. Để định hướng: Các mép xương mácthường không dễ sờ thấy ở vùng bên cẳng chân do bị bao phủ bởi cơ mác ngắn. Vì vậy, trước tiên, hãy sờ mép sau của xương mác ngay phía trên mắt cá và đi theo nó về phía đầu trên xương mác.Cùng mức là huyệt Dương giao (Gb 35) ở bờ sau của xương mác và huyệt Phi dương (Bl 58) trên huyệt Côn luân 7 thốn). - Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’. - Chủ trị: Cổ gáy cứng đau; đau sườn ngực; đau cạnh ngoài bắp chân; chi dưới tê bại; yếu đuối; đau đầu; viêm gan; chi dưới bại liệt; da đau; sợ gió lạnh; chó dại cắn bị thương độc không ra được phải lấy ngay 3 mồi ngải cứu chỗ nốt răng và Túc Thiếu dương lạc Trung độc – Quang minh; còn chữa điên tật; trẻ em ngực rùa. - Tác dụng phối hợp: với Côn lôn trị cạnh ngoài bắp chân đau.