11.34. DƯƠNG LĂNG TUYỀN

Chủ nhật - 25/02/2024 23:28
11.34. DƯƠNG LĂNG TUYỀN
34.DƯƠNG LĂNG TUYỀN:陽陵泉(Cái suối và quả núi ở mặt dương; huyệt hội của Cân, huyệt Hợp thổ)

-Vị trí: Ở phía dưới, cạnh ngoài khớp gối, có một đầu xương nhô cao lên, lấy huyệt ở chỗ trước đầu xương đó, chỗ mạch túc Thiếu dương nhập là Hợp, Thổ. « Nạn kinh » nói rằng: « Cân hội Dương lăng tuyền ». « Sớ » nói rằng: « Bệnh cân trị ở đó ».( Ở chỗ lõm phía trước và phía dưới chỏm sợi giữa cơ mác dài và cơ duỗi dài các ngón chân. Cách xác định: Bệnh nhân gập đầu gối. Cảm nhận chỏm xương mác và dùng đầu ngón trỏ và ngón giữa chụm lại như chữ v. Từ đó, trượt xuống bằng xúc giác hai ngón tay. Ngón tay ở phía trong hơn sẽ trượt vào một chỗ lõm ngay phía trước và bên dưới đầu xương mác là huyệt Dương lăng tuyền (Gb 34).Ở cùng mức độ, nhưng về mặt y tế, là huyệt Âm lăng tuyền (Mi/SP 9) (ở điểm chuyển tiếp giữa trục xương và lồi cầu trong của xương chày).
-Cách châm cứu: Châm đứng kim, mũi kim hướng vào cạnh trong chân, sâu 0,5 – 1 thốn, hoặc châm thấu Âm lăng tuyền, cảm giác tê tức có khi chuyển đến ngón chân 3 – 4, có khi lên đến sườn nách, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
-Chủ trị: Lưng đùi đau đớn; đau sườn; bán thân bất toại; tê dại cạnh ngoài chi dưới; vai bong gân; đau dạ dày; đau đầu; tiểu tiện khó; táo bón; cao huyết áp; viêm gan; viêm túi mật; đau thần kinh liên sườn; đau khớp gối; chi dưới bại liệt; trong miệng lưỡi hầu họng sưng; đầu mặt sưng; đái rơi rớt; cước khí; khớp hông và đầu gối lạnh bại; chân lạnh không có màu máu; đắng trong họng.
-Tác dụng phối hợp: với Âm lăng tuyền trị sốt rét; với Đảm nang huyệt, Nội quan, Hiệp tích D8, D9 trị viêm túi mật; với Khúc trì trị bán thân bất toại; cứu Dương lăng tuyền trị tiểu tiện không cầm; với Túc Tam lý, Thượng liêm trị bụng sườn đầy tức.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây