- Vị trí: Thẳng huyệt Chương môn xuống, ngang rốn ra, gặp nhau của hai đường đó là huyệt. Hai mạch túc Thiếu dương và Đới mạch hội ở đó.( Ở vùng thắt lưng bên, nơi giao nhau của đường thẳng đứng đi qua đầu tự do của xương sườn thứ 11, huyệt Chương môn (Le/Liv 13) và đường ngang đi qua rốn.Cách xác định: Trượt dọc theo bờ dưới của cung sườn đến đầu tự do của xương sườn thứ 11 (vị trí của huyệt Chương môn (Le/Liv 13). Sau đó xác định vị trí huyệt Đới mạch (GB 26) dưới đầu tự do của xương sườn thứ 11 thẳng xuống, ngang mức rốn.Cùng cấp độ là huyệt Thần khuyết (Ren 8), đường giữa bụng; huyệt Hoang du (Ni/KID 16), cách đường giữa bụng 0,5 thốn; huyệt Thiên khu (Ma/ST 25), cách đường giữa bụng 2 thốn huyệt Đại hoành (Mi/SP 15), cách đường giữa bụng 4 thốn). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’. - Chủ trị: Viêm màng trong dạ con; viêm bàng quang; lưng dưới, lưng trên và sườn đau; kinh nguyệt không đều; khí hư; bại liệt do ngoại thương; đau trường sán; lị; giật duỗi; thắt lưng và bụng xệ xuống như cái bọc nước; đàn bà đau bụng. - Tác dụng phối hợp: với Bạch hoàn du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị nhiều khí hư; với Trung cực thấu Khúc cốt, Địa cơ, Tam âm gao trị viêm màng trong dạ con; với Thận tích, Hoàn khiêu, Khiêu dược, Tứ cường trị bại liệt; với Hiệp khê trị bụng dưới rắn đau, kinh nguyệt không đều.