14.KỲ MÔN:期門(Cái cửa của hy vọng; huyệt mộ của Can)
- Vị trí: Từ rốn lên 6 thốn là huyệt Cự khuyết, từ đó sang ngang 3,5 thốn, chỗ đầu trong cùng của khe liên sườn 6- 7. Can Mộ ở đó, Túc Quyết âm, Thái âm, Âm duy hội ở đó.( Ở khoang liên sườn (ICR) thứ 6, trên đường vú hoặc cách đường giữa 4 thốn.Cách xác định: Núm vú thường ở mức khoang liên sườn (ICR) thứ 4. Sau đó đếm trực tiếp 2 khoang liên sườn (ICR) thẳng xuống dưới và xác định vị trí huyệt Kỳ môn (Le/Liv 14) ở khoang liên sườn (ICR) thứ 6.Hoặc: Để định hướng chính xác ở vùng liên sườn, trước tiên hãy cảm nhận khớp cơ xương ức trên xương ức như một điểm đánh dấu xương ngang rõ ràng. Bên cạnh đó là phần sụn sườn thứ 2 bám vào, khoang liên sườn (ICR) bên dưới là khoang liên sườn (ICR) thứ 2. Từ đó, đếm 4 khoang liên sườn (ICR) xuống dưới đến khoang liên sườn (ICR) thứ 6 và sau đó xác định vị trí huyệt (Le/Liv 14) trong khoang liên sườn (ICR) thứ 6 trên đường vú (tức là đường giữa ngang ra 4 thốn).Huyệt Nhật nguyệt (Gb 24) ở khoang liên sườn (ICR) thứ 7. Ở cùng mức dưới góc ức sườn 2 thốn là các huyệt Cự khuyết (Ren 14) trên đường giữa; huyệt U môn (Ni/Ki 21) cách đường giữa 0,5 thốn; huyệt Bất dung (Ma/ST 19) cách đường giữa 2 thốn). - Cách châm cứu: Châm chếch từ khe liên sườn 6- 7 ra ngoài, sâu 5- 8 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’. - Chủ trị: Đau dạ dày do thần kinh; đau thần kinh liên sườn; sốt rét; ít sữa; viêm gan; gan sưng to; viêm màng lồng ngực; viêm túi mật; sườn chướng; sốt rét có báng; các chứng của đàn bà sau khi đẻ; trong ngực phiền nhiệt; bôn đồn lên xuống; mắt xanh mà nôn; hoắc loạn dễ ỉa; bụng rắn cứng; xuyễn to không thể nằm yên; dưới sườn tích khí; thương hàn tâm đau như cắt; hay nôn ra nước chua; ăn không xuống; sau khi ăn muốn nôn ra nước; con trai và đàn bà huyết kết tức ngực; mắt đỏ hỏa táo; miệng khan tiêu khát; trong ngực đau không thể chịu nổi; thương hàn quá kinh không giải nhiệt nhập huyết thất; con trai thì do Dương minh mà thường ỉa ra máu mà nói nhảm; đàn bà đến lúc hành kinh, tà khí thừa hư mà vào cùng với các tật sau khi đẻ. - Tác dụng phối hợp: với Cách du, Can du, trị đau thần kinh liên sườn; với Túc tam lý (cứu) trị co thắt cơ hoành cách; với Trung phong, Dương lăng tuyền trị viêm gan; với Đại đôn trị sán khí nổi thành hạch rắn cứng; với Chiên trung trị co thắt khí quản. Sách CCĐT dẫn rằng: “Có một người đàn bàn nạn nhiệt nhập huyết thất, Hứa Học Sĩ nói: Tiểu Sài Hồ đã chậm, đáng châm Kỳ môn, châm ở đó như lời mà khỏi”.“... Thái dương và Thiếu dương kiêm bệnh, đầu gáy cứng đau, hoặc choáng mặt có khi như kết trong ngực, dưới tâm có cục cứng, châm rồi lưu ở Đại chùy, thứ hai là đến Phế du, Can du, cẩn thận không để phát hãn, phát hãn thì nói nhảm, năm sáu ngày mà nói nhảm không sứt, đáng đâm Kỳ môn...”.