6.19. THÍNH CUNG

Thứ sáu - 23/02/2024 23:40
6.19. THÍNH CUNG
19. THÍNH CUNG: 聴宮(Cung điện về sự nghe; có tên Đa sở văn)

- Vị trí: Ở phía trước bình tai, ngay khớp hàm, há mồm thì đấy là chỗ lõm. Ba mạch thủ, túc, thiếu dương, thủ thái dương hội ở đó. ( Phía trước tai ngang mức giữa vành tai, khi mở miệng ở chỗ lõm giữa bình tai và mỏm lồi cầu của xương hàm dưới. Cách xác định:  Xác định vị trí và châm huyệt này với miệng mở. Điều này cho phép mỏm lồi cầu của xương hàm dưới trượt ra phía trước và bộc lộ chỗ lõm. Xác định vị trí rãnh dọc ở điểm tiếp giáp giữa tai và má (không phải lúc nào cũng thấy rõ). Sau đó xác định vị trí huyệt Thính cung (Dü/SI 19) trên rãnh ở mức giữa bình tai. Nếu bạn không thể xác định rõ ràng rãnh (nó sẽ thấy rõ hơn khi tuổi càng cao), có thể sử dụng máy định vị huyệt (tai) để xác định vị trí huyệt (bệnh nhân nên há miệng để lộ phần lõm). Huyệt Thính cung Dü/SI 19) là huyệt ở giữa 3 huyệt nằm phía trước tai; huyệt Nhĩ môn (SJ/TB 21) nằm ở phía trên và huyệt Thính hội (Gb 2) nằm ở dưới huyệt Thính cung (Dü/SI 19).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3- 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5’.
- Chủ trị: Tai điếc, tai ù, tai đau; câm điếc; viêm tai giữa, viêm tai ngoài; mất tiếng; điên giật; đau răng; đau bụng trên, rối loạn khớp thái dương hàm, rối loạn tâm thần.
- Tác dụng phối hợp: với Ế phong, Hợp cốc trị viêm tai giữa; với Thính hội, Ế phong, Hội tông trị tai điếc; với Thính hội, Trung chữ, Ngoại quan trị câm điếc.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây