6.11. THIÊN TÔNG

Thứ sáu - 23/02/2024 23:35
6.11. THIÊN TÔNG
11. THIÊN TÔNG:  天聰(Tôn kính ông trời)

- Vị trí: Ở chính giữa phía dưới của bờ gai xương bả vai, nó và huyệt Nhu du, Kiên trinh gần thành hình tam giác. ( Trên xương bả vai, trong chỗ lõm của cơ dưới gai, khoảng một phần ba trên của khoảng cách tính từ giữa đường nối gai xương bả vai và góc dưới của xương bả vai. Cách xác định:  Nằm sấp hoặc tốt hơn là ngồi thả lỏng vùng vai. Từ giữa gai xương bả vai, vẽ một đường nối tưởng tượng với góc dưới xương bả vai. Ở ranh giới giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của đường kết nối này, thường sâu hơn một chút, xác định điểm nhạy cảm với áp lực nhất là huyệt Thiên tông (Dü/SI 11) trong chỗ lõm của cơ dưới gai. Ở bệnh nhân đứng/ngồi với cánh tay buông thõng, điểm này thường được chiếu ở ngang mức mỏm gai T4 hoặc thân đốt sống T5. Ngay phía trên huyệt Thiên tông (Dü/SI 11) là huyệt Bỉnh phong (Dü/SI 12) ở trung tâm hố trên gai). Huyệt kích hoạt cơ dưới gai.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0, 5- 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 -15’.
- Chủ trị: Bả vai đau; khuỷu cánh và cánh tay đau; đau xương bả vai; sườn ngực đầy tức; ho nghịch nhói lên tim; má hàm sưng; rối loạn tiết sữ và viêm vú cấp tính.
- Tác dụng phối hợp: với Kiên ngung, Kiên liêu, Dương lăng tuyền trị viêm chung quanh khớp vai; với Chiên trung, Nhũ căn, Thiếu trạch trị viêm tuyến vú và có tác dụng kích thích cho ra sữa.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây