BỆNH VÀ ĐAU

Thứ tư - 18/05/2022 00:45
1.Bệnh có trước , đau có sau.
Nếu Bệnh được chữa khỏi thì đau sẽ hết và không bị lại;
Nếu chữa đau mà không chữa bệnh thì đau sẽ tái phát mà bệnh lại tăng lên.
  •  Đau là một cảm giác khó chịu, xúc động cùng lúc với sự hư hại của các mô tế bào; Đau là một động cơ bảo vệ cơ thể; Đau là dấu hiệu của bệnh tật và còn bệnh phải tìm nguyên nhân để chữa. Đau do tâm lý, đau do vận động , đau do thoái hóa...
  • Đau là phản ứng báo hiệu của cơ thể , nó báo cho ta biết cơ thể đang bị vật thể bên ngoài xâm nhập hoặc có những rối loạn, có tổn thương đang diễn ra bên trong cơ thể. Đau cần được tôn trọng vì nó báo cho người bệnh và thầy thuốc biết cơ thể có rối loạn và cần phải lưu tâm. Vị trí đau, cường độ đau, thời gian đau, chu kỳ đau còn là những thông tin giúp Thầy thuốc  chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Khi trị liệu, cần theo dõi diễn biến cái đau ( đau trong bao lâu, cái đau di chuyển như thế nào, chu kỳ đau ra sao, cường độ đau biến thiên thế nào ) là dấu hiệu để bệnh nhân  và Thầy thuốc đánh giá mức độ thuyên giảm bệnh tật.
  • Đau ở đâu chưa chắc đã bệnh ở đó. ( VD : Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nhức tay, Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau sau đùi…)
* Khi nào chỉ chữa đau mà không cần chữa bệnh? ( Trị liệu giảm đau)
- Khi  bệnh cấp mà nhẹ ,  không nguy hiểm đến tính mạng  với nền thể lực của người bệnh tốt : 
Chỉ cần giảm đau , cơ thể sẽ tự chữa, tự điều chỉnh , tự phục hồi.
- Khi tai nạn, chấn thương quá nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng :
Phải dùng giảm đau để chờ đi cấp cứu hoặc mổ.
- Khi bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng mà nhiều ,  chắc chắn không chữa được với  nền thể lực và tâm lý người bệnh kém:
Sử dụng giảm đau, an thần  trong phương pháp “ Xoa dịu cuối đời” với bác sĩ chuyên khoa " Chăm sóc giảm nhẹ " , chữa triệu chứng , bớt đau , ứng dụng với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối .
*Khi nào chỉ chữa bệnh mà không cần chữa đau? ( Trị liệu chữa bệnh) 
Trị bệnh trên nền Thể lực và Tâm lý người bệnh tốt.
*Khi nào vừa chữa bệnh vừa kiểm soát đau?
Trị bệnh trên nền Thể lực và Tâm lý người bệnh  không tốt.
 2.Khi chữa bệnh, cần định vị xem bệnh cần chữa là Cấp hay Mãn:( Cấp tính = 3-6 tuần; Mãn tính = nhiều tháng, nhiều năm)
  • Chữa bệnh cấp tính ( bệnh khởi phát nhanh, tức thời  với cường độ cao; Bệnh cấp mau lành, khả năng phục hồi cao ) : Lựa chọn chữa theo biến số : Thầy thuốc tập trung trị  chứng bệnh cấp trong thời gian ngắn. Khi khỏi cơ thể trở lại bình thường ( bệnh mau khỏi, ít tái phát , không phải kiêng khem). VD : Zona thần kinh , Viêm tiết niệu cấp, Viêm họng cấp…Nếu bệnh cấp tính chữa trị không khỏi triệt để sẽ chuyển thành mãn tính hoặc thành tật.
  • Chữa bệnh mãn tính ( bệnh sảy ra từ từ, các chức năng giảm dần qua thời gian ; bệnh tiến triển dần dần và kéo dài; Do nhiều lý do gây ra; Rất khó phục hồi lại hay tái phát) = Lựa chọn chữa theo hàm số . Trên cơ sở :
*Đặc thù cơ địa của người bệnh
*Mức độ thương bệnh lý cần điều trị (thông qua cận lâm sàng)
*Bệnh nhân  chỉ bị 1 hay còn nhiều bệnh khác, các bệnh này có ảnh hưởng đến nhau không ?  Hiện đang phải sử dụng những loại thuốc gì?  
=> Thầy thuốc sẽ biện chứng để đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh.
Phác đồ này sẽ được phân loại vào 1 trong 3 nhóm:
+Tốt nhất cho người bệnh: Lựa chọn trị 1 vài bệnh mà các bệnh còn lại giảm dần.
+An toàn cho người bệnh : Lựa chọn trị 1 vài bệnh mà các bệnh khác nằm yên.
+Tệ nhất cho người bệnh : Lựa chọn trị 1 vài bệnh mà các bệnh khác tăng lên, có khi còn phát sinh bệnh mới .
Nếu Thầy thuốc coi bệnh nhân  là thượng đế, chiều theo ý bệnh nhân , mới chỉ nghe  kể chứng trạng mà đã vội cho thuốc ( chứng càng nhiều thì loại thuốc kê càng lắm ) => Tất đem lại điều tệ nhất cho người bệnh. Bởi lẽ rủi do từ phản ứng phụ do thuốc đem đến tỉ lệ thuận với số loại thuốc được người bệnh sử dụng.

Nguồn tin: VLV - Đông y HC:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây