Các nước phát triển đặc biệt chú trọng đào tạo y đức. Nó không chung chung như “Lương y như từ mẫu ” hay “Đạo đức lương tâm ” ... mà là những quy định rất cụ thể buộc mọi nhân viên y tế từ Bác sỹ , Dược sĩ, Y tá,... đều phải tuân thủ. Đó là
1.QUYỀN BỆNH NHÂN TỰ QUYẾT ( AUTONOMY ): Bác sỹ chỉ cung cấp kiến thức, phân tích lợi hại , giải đáp thắc mắc đảm bảo để người bệnh hiểu rõ mọi thông tin cần thiết cho quyết định cuối cùng. Còn bệnh nhân sẽ là người quyết định giải pháp nào mà theo họ là tốt nhất.
2. KHÔNG GÂY HẠI CHO BỆNH NHÂN (NON- MALEFICIENCE) : Bác sỹ sử dụng một chuỗi tư vấn bài bản, trong đó quan trọng nhất là sự đồng cảm, tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân để hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ lâu dài . Trong đó luôn đặt quyền tự quyết của bệnh nhân lên hàng đầu.
3.LUÔN NÓI SỰ THẬT( VERACITY) : Khi lựa chọn phương pháp điều trị, bác sỹ phải nêu rõ ưu nhược điểm của phương pháp , tỷ lệ thành công, thất bại theo thống kê lâm sàng ; Mỗi phương pháp trị liệu lại chỉ đạt hiệu quả trong những điều kiện nhất định…, qua đó bệnh nhân tự quyết định và lựa chọn giải pháp điều trị.
4. KHÔNG ÁP ĐẶT LÊN BỆNH NHÂN (NON- PATERNALISM): Bác sỹ không được chủ quan dựa trên hiểu biết cá nhân hay vị thế của mình để áp đặt lên bệnh nhân.
Đào tạo y đức là một quá trình , nó song song - và liên tục từ lý thuyết tới thực hành, đòi hỏi thầy thuốc phải va chạm thực tế rất nhiều. Từng tình huống phong phú trên lâm sàng sẽ giúp bác sỹ hiểu, thấm nhuần và vận dụng từng điều Y đức.
Với bác sỹ, ngoài việc nắm vững chuyên môn thì kỹ năng giao tiếp tư vấn là một phần đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công. Nó đòi hỏi quá trình đào tạo bài bản, khoa học chứ không phải là sự khéo mồm và chiều bệnh nhân vô lối.
Trong giao tiếp hàng ngày, hiểu lầm có thể do lỗi cả người nói và người nghe. Nhưng trong tư vấn y tế, bác sỹ có nghĩa vụ phải đảm bảo bệnh nhân dù bị khiếm khuyết nhận thức vẫn được điều trị đúng và an toàn. Với một số trường hợp , bác sỹ được quyền không cung cấp một số thông tin về thuốc, hay kết quả xét nghiệm tới bệnh nhân để hạn chế tối đa những tình huống mà dù có giải thích, bệnh nhân vẫn không thể hiểu đúng (do người bệnh không có chuyên môn) để tránh tự suy diễn và làm hại người bệnh.
Nguồn tin: VLV tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn