22.UYÊN DỊCH:淵液(Chất lỏng ở sâu; có tên là Tuyền dịch)
- Vị trí: Giữa hố nách thẳng xuống 3 thốn, khe liên sườn 5 – 6, giơ tay mà lấy huyệt. Sách « Minh Đường » nói: « Không nên cứu, cứu làm cho người ta sinh thực mã sang, vỡ vào bên trong thì chết, nóng rét thì sống ».( Ở đường giữa nách với cánh tay dạng ra, cách nách khoảng 3 thốn ở khoang liên sườn thứ 4 (theo Deadman, ở khoang liên sườn thứ 5).Cách xác định: Với cánh tay dang vừa phải, xác định đỉnh của nách. Từ đó xuống khoảng 3 thốn là huyệt Uyên dịch (Gb 22) ở ở khoang liên sườn thứ 4, theo một số tác giả, ở khoang liên sườn thứ 5 (độ nhạy áp với lực là yếu tố quyết định). Để định hướng: Núm vú thường nằm ở ở khoang liên sườn thứ 4 ở nam và ở nữ khi nằm ngửa. Lưu ý: khoang gian sườn cong lên theo chiều ngang. Sự định hướng tin cậy từ xương đòn hoặc khớp sụn xương ức, từ đó, đếm ngược đến khoang gian sườn 4.Cũng nằm ngang mức khoang gian sườn thứ 4 là huyệt Đản trung/Chiên trung (Ren-17), đường giữa; huyệt Thần phong (Ni/KID 23), đường giữa ngang ra ngoài 2 thốn; huyệt Nhũ trung (Ma/ST 17), đường giữa ngang ra ngoài 4 thốn; huyệt Thiên khê (Mi/SP 18), đường giữa ngang ra ngoài 6 thốn (cách đường dọc qua vú 2 thốn); huyệt Thiên trì (Pe/P 1), núm vú ngang ra 1 thốn; huyệt Trấp cân (Gb 23), trước huyệt Uyên dịch (Gb 22) 1 thốn). -Cách châm cứu: Châm chếch 5 phân đến 1 thốn, CẤM CỨU, Cấm châm sâu. -Chủ trị: Viêm mạc lồng ngực, đau thần kinh liên sườn, viêm hạch ở hố nách, đau vai và cánh tay.