3.7. ĐỊA THƯƠNG

Thứ sáu - 23/02/2024 06:11
3.7. ĐỊA THƯƠNG
7. ĐỊA THƯƠNG: 地倉(Chỗ làm kho)

-Vị trí: ngồi ngay, dựa ngửa, hoặc nằm ngửa, ngang mép ra gặp đường rãnh cánh mũi chạy xuống là huyệt (cách bờ cao góc mép khoảng 4 phân), dưới đó có động mạch nhảy. Thủ túc dương minh và Dương kiều mạch hội ở đó. (Nhìn thẳng về phía trước, trên đường vuông góc đi qua tâm đồng tử, ở chỗ ngang với khoé miệng, cách 0, 4 thốn. Cách xác định: Bốn điểm đầu tiên của kinh Vị (Ma/ST) nằm trên trên đường vuông góc đi qua tâm đồng tử khi bệnh nhân nhìn thẳng về phía trước. Vị trí Huyệt Địa thương (Ma/ST 4) nằm ở giao điểm của hai đường kẻ, đường ngang của khóe miệng với đường thẳng đứng của con ngươi. Nó cách khóe miệng trong rãnh mũi má khoảng 0, 4 thốn; có thể nhìn thấy rãnh rõ ràng hơn khi bệnh nhân cười).
-Cách châm cứu: Mũi kim hướng về dái tai, châm sâu 3-5 phân, châm ngang thấu tới huyệt Giáp xa, tiến kim 1- 2 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 phút.
-Chủ trị: Liệt mặt, miệng mặt méo lệch, góc mép chảy dãi; sưng chân; mất tiếng không nói được; khuông mắt động không dứt; ngứa đồng tử mắt; nhìn xa mờ mờ; đêm tối không nhìn thấy; bệnh thì lấy bên đối diện, nên châm cứu đều đều nhiều lần để lấy hết phong khí đi. Miệng mắt méo lệch thì lấy sự cân lại làm mức độ châm cứu, mồi ngải nếu to quá, miệng chuyển thành méo đi. Cứu Thừa tương 7 x 7 = 49 mồi thì khỏi.
-Tác dụng phối hợp: với Giáp xa, Hợp cốc trị đau thần kinh tam thoa, góc miệng chảy dãi; với Hậu khê chữa góc mép cứng đờ; với Ngư tế, Tứ bạch trị đau thần kinh tam giao; với Giáp xa, Nghinh hương, Hợp cốc trị liệt mặt; với Thừa tương, Hợp cốc trị chảy nước dãi.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây