3.3. GIÁP XA

Thứ sáu - 23/02/2024 06:04
3.3. GIÁP XA
3.GIÁP XA : 頰車(Cái xe má, miếng tròn của má ; có tên là Cơ quan, Khúc nha)

- Vị trí : Ở chỗ lõm trước và trên góc quai hàm ( Khi răng nghiến chặt, ở điểm nhô cao nhất của cơ cắn, phía trước và trên góc hàm khoảng một ngón tay (ngón giữa).Cách xác định: Yêu cầu bệnh nhân nghiến chặt răng. Có thể nhìn thấy rõ phần phình của cơ cắn, khi đó huyệt Giáp xa (Ma/ST 6) nằm trên chỗ cao nhất của phần phình cơ, phía trước và phía trên góc hàm dưới một chút. Trong các chuyển động nhai của hàm với “cắn và thả lỏng”, ngón tay sờ có cảm giác rơi vào chỗ lõm khi cơ được thả lỏng. Huyệt Đại nghinh (Ma/ST 5) nằm ở giữa hơn trong chỗ trũng ở bờ trước của cơ cắn).
- Cách lấy huyệt : Ngồi ngay hoặc ngồi dựa ngửa, ở trước và trên góc quai hàm khoảng 8 phân, khi ngậm miệng cắn chặt hàm răng thì cơ nhai có một cục cơ nổi cao lên, huyệt ở giữa chỗ cao đầu cơ đó, dùng tay ấn vào có cảm giác buốt đau là đúng.
- Cách châm cứu : Châm đứng, sâu 4 phân hoặc hước về huyệt Địa thương châm chếch, từ 1- 2 thốn hoặc thấu Địa thương, cứu 3- 5 mồi, hơ 5- 7 phút.
- Chủ trị : Miệng mắt méo lệch, răng đau, quai bị, chứng giản, viêm amidan, liệt mặt, viêm khớp hàm dưới, cơ nhai co rút, thần kinh mặt tê bại, cổ gáy cứng đau, mất tiếng.
- Tác dụng phối hợp : với Nhân trung, Hợp cốc trị hàm răng cắn chặt ; với Hợp cốc, Ế phong trị quai bị, viêm amidan ; với Nha thống điểm, Hạ quan, Hợp cốc, Nội đình trị đau răng ; với Ế phong, Hợp cốc trị viêm quai bị cấp tính ; với Thừa tương, Hợp cốc trị miệng ngậm không há.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây