2.20. NGHINH HƯƠNG

Thứ sáu - 23/02/2024 04:29
2.20. NGHINH HƯƠNG
20.  NGHINH HƯƠNG: 迎香(Đón mùi thơm)

- Vị trí: Ở cạnh ngoài lỗ mũi 5 phân, chỗ đó hội của Thủ Túc dương minh.  ( Gần đường pháp lệnh (rãnh mũi má) và điểm giữa bờ bên cánh mũi.  Cách xác định: Xác định điểm giữa của bờ bên cánh mũi và vạch ngang nó đến đường pháp lệnh (rãnh mũi má).  Điểm nhạy cảm và hiệu quả nhất không ở trên đường pháp lệnh mà ở vùng giữa bờ lỗ mũi và rãnh mũi má.  Xác định vị trí huyệt Nghinh hương (Di 20) ở đó).  
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1 - 3 phân thốn hoặc châm chếch vào và lên 0,5 - 1 thốn, không cứu được vì kẹt.  CẤM CỨU.  
- Chủ trị: Tắc nghẹt mũi, mũi sâu; cảm mạo; ra gió chảy nước mắt; liệt mặt, châm thấu Tứ bạch có thể chữa giun chui ống mật; viêm hốc cạnh mũi; phong một bên miệng méo; mặt ngứa sưng phù; phong rung rung giống như giun bò; môi sưng đau; thở xuyễn; mũi lệch; nhiều nước mũi; chảy máu mũi; mũi có thịt thừa; xương mũi có mụn.  ( Thông mũi, trừ phong, thanh nhiệt: các bệnh về mũi (chảy máu cam, polyp, đau, viêm mũi, viêm xoang, rối loạn mùi), các chứng về kinh dương minh (Đại trường: Di/Li; Vị: Ma/ST) ở mặt như liệt mặt, tic, đau dây thần kinh sinh ba, ngứa, sưng và phù nề, tổn thương da/đau vùng miệng/mũi (trong mụn trứng cá), viêm kết mạc).  
- Tác dụng phối hợp: với Thượng tinh, Hợp cốc chữa các bệnh về mũi; với Thính hội chữa tai điếc, bí hơi; thấu Tứ bạch với Nhân trung, Đảm nang huyệt, Túc tam lý, Trung quản trị chứng giun chui đường mật; thấu T thông với Khúc trì, Thượng tinh, Hợp cốc trị viêm hốc cạnh mũi; với Ấn đường, Hợp cốc trị viêm mũi mạn tính; với Hợp cốc trị mặt sưng ngứa.  
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây