3.8. ĐẠI NGHINH

Thứ sáu - 23/02/2024 06:12
3.8. ĐẠI NGHINH
8. ĐẠI NGHINH: 大迎(Đón cái to lớn, nghĩa bóng há mồm đón ăn)

-Vị trí: Ở chỗ lõm trước góc quai hàm, hàm dưới, ngang huyệt Giáp xa ra phía trước 5 phân, trong chỗ lõm xương có động mạch. ( Ở bên hàm dưới, phía trước đường viền của cơ cắn. Cách xác định: Yêu cầu bệnh nhân nghiến răng thật chặt, khi đó có thể sờ thấy rõ bờ trước của cơ cắn. Huyệt Đại Nghinh (Ma/ST 5) nằm ngay bờ trước của cơ trong một chỗ lõm nông trên hàm dưới, hơi cao hơn mép hàm. Tại đây, có thể sờ thấy động mạch mặt ở đây. Huyệt Giáp xa (Ma/ST 6) nằm trên phần nhô cao nhất của cơ khi cắn, rộng 1 ngón tay ở phía trước và trên góc hàm).
-Cách châm cứu: Châm chếch phía trước hoặc phía sau sâu 5 phân đến 1 thốn, tránh động mạch, cứu 3 mồi, hơ 5- 10 phút.
-Chủ trị: Hàm răng cắn chặt, má sưng, răng đau; thần kinh mặt tê dại; sưng quai bị; phong co giật; vòng quanh môi mép máy động; nóng rét cổ đau; tràng nhạc; hụt hơi nhiều lần; sợ lạnh; lưỡi cứng không nói được; phong tỏa làm mặt sưng phù; mắt đau không nhắm được. Cứng hàm, liệt lưỡi.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây