- Vị trí: Ở chính giữa khớp khuỷu tay, cạnh trong gân lớn cơ nhị đầu. Chỗ mạch tâm bào lạc nhập, là Hợp, Thủy.( Ở nếp gấp khuỷu tay, bên trụ của gân cơ nhị đầu, giữa gân và động mạch cánhtay.Cách xác định: Cẳng tay ở tư thế nằm ngửa thoải mái. Việc xác định tốt nhất khi khuỷu tay được uốn cong với sức căng của bắp tay, do đó có thể dễ dàng hình dung được gân và nếp gấp. Huyệt Khúc trạch (Pe/Pc 3) nằm ở bên trụ của gân cơ nhị đầu, giữa gân và động mạch cánh tay.Ngoài ra, trong vùng nếp gấp còn có huyệt Xích trạch (Lu 5) nằm ở bên quay của gân cơ nhị đầu, huyệt Khúc trì (Di/Li 11) giữa đầu bên quay của nếp gấp khuỷu và mỏm lồi cầu ngoài và huyệt Thiếu hải (He/ 3) ở đầu bên trụ của nếp gấp với khuỷu tay gập hoàn toàn). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 - 5 phân, thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 mồi, hơ 5 - 15’. - Chủ trị: Đau dạ dày; nấc; nôn mửa; say nắng; chân tay co giật; ung ruột; bệnh nhiệt; bứt rứt không yên; đau khuỷu cánh tay cấp mãn; bệnh tim do phong thấp; viêm cơ tim; viêm phế quản; đau tim hay sợ. - Tác dụng phối hợp: với Ủy trung chích điểm nặn máu, trị cấp tính viêm đường ruột; với các huyệt Nội quan, Gian sử, Thiếu phủ, trị bệnh tim do phong thấp; với Thiếu thương trị huyết hư miệng khát; với Nội quan, Đại lăng trị đau tim ngực; với Thận du, Cách du trị đau tim; với Ủy trung chích nặn máu trị thủy đậu.