- Vị trí: Ở chính giữa nếp gấp cổ tay lên 3 thốn, giữa 2 gân, chỗ Tâm bào lạc hành, là Kinh, Kim.( Cách khe khớp cổ tay khoảng 3 thốn giữa các gân của cơ gan tay dài và cơ gấp cổ tay quay.Cách xác định: Khe khớp cổ tay có thể được sờ thấy rõ ràng bằng các cử động thả lỏng của bàn tay. Đo khoảng 3 thốn tính từ tâm khe khớp, huyệt Đại lăng (Pe/Pc 7). Ở đây, xác định vị trí huyệt Gian sử (Pe/Pc 5) giữa hai gân, làm lộ gân bằng cách siết chặt nắm tay. Nếuchỉ nhìn thấy một gân thì đó là gân gấp cổ tay quay). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3- 5 phân, cảm giác tê tức có thể lan tới khuỷu hoặc nách, cứu 3 mồi, hơ 5’. - Chủ trị: Sốt rét; đau tim ngực; nôn mửa; tim đập mạch; động kinh; bệnh tim do phong thấp; đau dạ dày; bệnh thần kinh chức năng; bệnh thần kinh phân lập; mắt vàng; ghẻ lở khắp người; đàn bà kinh nguyệt không đều; thương hàn kết ở ngực; tâm lơ lửng như đói; tự nhiên cuồng; trong ngực bâng khuâng; sợ gió lạnh; nôn ra bọt; rụt rè e ngại; hàn ở trong ít khí; lòng bàn tay nóng; nách sưng; khuỷu tay co; tự nhiên đau tim; hay sợ; trúng gió tắc hơi; hãi lên hôn nguy; câm không nói được; trong họng như vướng; hoắc loạn nôn khan; đàn bà kinh nguyệt kết thành cục; trẻ em hỗn láo với khách. - Tác dụng phối hợp: với Nội quan, Thiếu phủ, Khích môn, Khúc trạch, trị bệnh tim do phong thấp; với Khí anh, Tam âm giao trị cơ năng tuyến giáp cang tiến; với Đại trữ trị sốt rét; với Hậu khê, Hợp cốc trị tự nhiên điên cuồng; với Đại chùy, Hậu khê trị sốt rét.