- Vị trí: Ở sau khớp ngón bàn số 4, lấy chỗ lõm sau khớp ngón bàn khe xương bàn 4- 5. Chỗ đó mạch thủ Thiếu dương Tam tiêu trú, là Du, Mộc, Tam tiêu hư, bổ ở đó.( Ở mặt sau của bàn tay trong chỗ lõm giữa xương bàn tay thứ 4 và thứ 5, gần khớp bàn tay. Nằm ở vùng chuyển tiếp từ thân lên đầu của hai xương bàn tay.Cách xác định: Đặt bàn tay của bạn ở tư thế thoải mái hoặc nắm lỏng tay. Dùng ngón tay, sờ từ đầu xa giữa các khớp gốc của ngón đeo nhẫn và ngón út gần vào rãnh giữa xương bàn tay thứ 4 và thứ 5 cho đến khi gặp điểm sâu nhất/rộng nhất của rãnh, phần xa so với gốc khớp; đây là vị trí huyệt Trung chử (SJ/TB 3).Nằm ở cùng mức có huyệt Ngoại lao cung (wailaogong: Ex-UE 8) nằm ở vị trí tương đương giữa xương bàn tay thứ 2 và thứ 3) và trên các cạnh của bàn tay huyệt Hâu khê (Dü/SI 3) trong khu vực chuyển tiếp giữa thân và đầu của xương bàn tay ngón út và huyệt Tam gian (Di/Li 3) trong khu vực chuyển tiếp giữa thân và đầu của xương bàn ngón tay thứ 2). Nằm trên đường nối huyệt Hậu khê và Tam gian. - Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3-5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 - 10’. - Chủ trị: Tai ù; tai điếc; đau đầu; hầu họng sưng đau; ngón tay co duỗi khó khăn; có cảm giác nặng nề sau gáy; vai và lưng trên đau; đau thần kinh liên sườn; khuỷu cánh tay buốt đau; mắt nhìn vật không rõ; bệnh nhiệt mồ hôi không ra; mắt hoa; mắt sinh màng mộng; sốt rét lâu ngày. - Tác dụng phối hợp: với Nhĩ môn, Ế phong trị tai ù, tai điếc; với Dịch môn trị mu bàn tay sưng đau; với Thương dương, Khâu khư, trị sốt rét lâu ngày; với Thái khê trị họng sưng; với Nhĩ môn hoặc Thính hội trị tai điếc tai ù; với Kiên Ngung, Thủ tam lý trị vai đau.