« Nội kinh » nói rằng: « Tam tiêu là chức vụ cống rãnh, thủy đạo ở đó mà ra, »... Lại nói: « Thượng tiêu như sương, trung tiêu như ao nước, hạ tiêu như cống rãnh ». Lòng người (khi) rất tĩnh, muốn (và) nghĩ không ứng thì tinh khí tán ở Tam tiêu, vinh hóa ở trăm mạch, đến khi nghĩ (ý) dấy lên, Hỏa (của ý nghĩ) muốn tích rồi, hấp héo Tam tiêu, tinh khí chảy về đấy, gộp lại với (Hỏa của) Mệnh môn, xoay sang chảy ra, do đó gọi phủ đó là Tam tiêu.
Thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh huyệt ca:
Hai mươi ba huyệt Thủ thiếu dương, Quan xung, Dịch môn, Trung chữ bàng, Dương trì, Ngoại quan, Chi câu chính, Hội tông, Tam dương, Tứ độc trường, Thiên tỉnh, Thanh lãnh uyên, Tiêu lạc, Nhu hội, Kiên liêu, Thiên liêu đường, Thiên dũ, Ế phong, Khế mạch thanh, Lư tức, Giác tôn, Ty trúc (không) trương, Hòa liêu, Nhĩ môn, thỉnh hữu thường. Cả 2 bên phải trái cộng là 46 huyệt. Đó là một đường dọc, bắt đầu từ huyệt Quan xung, hết ở Nhĩ môn, lấy Quan xung, Dịch môn, Trung chữ, Dương trì, Chi câu, Thiên tỉnh làm Tỉnh, Vinh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp. Mạch bắt đầu ở ngón út, ngón nhẫn tay, lên đến khe ngón nhẫn, theo mặt ngoài bàn tay lên cổ tay, ra cánh tay ngoài ở giữa xương lên xuyên qua khuỷu tay, lên vai, giao ra ở sau Túc Thiếu dương, vào hố đòn, rải ra Chiên trung, tản lạc sang Tâm bào, xuống cách, biến thuộc vào Tam tiêu. Còn nhánh từ Chiên trung lên, ra ở hố đòn, lên gáy, sát sau tai đi thẳng lên, ra góc trên tai rồi quặt xuống má, đến gò má. Còn nhánh từ sau tai vào trong tai, đến khóe mắt nhô ra. Nhiều khí ít huyết, giờ Hợi khí huyết trú ở đó. Chịu giao với Thủ quyết âm, phủ đó là trung thanh, dẫn đường âm dương, khai thông bế tắc, dùng thuốc động như viên ngọc tròn lăn, nhớ làm Khắc Đan cầu Kiếm, ghi chép lại ở thiên trên, hầu Đông chí đưa ra làm lại.