9.7. ĐẠI LĂNG

Chủ nhật - 25/02/2024 22:25
9.7. ĐẠI LĂNG
7.ĐẠI LĂNG:大陵(Quả núi to; huyệt Nguyên, Du,Thổ)

- Vị trí: Ở chỗ lõm chính giữa nếp gấp cổ tay, giữa 2 gân, chỗ đó mạch Thủ quyết âm Tâm bào trú, là Du, Thổ, Tâm bào lạc thực tả ở đó.( Ở khe khớp cổ tay giữa các gân của cơ gan tay dài và cơ gấp cổ tay quay. Cách xác định: Khe khớp cổ tay có thể được sờ thấy rõ ràng bằng cách cử động thả lỏng bàn tay. Xác định vị trí huyệt Đại lăng (Pe/Pc 7) ở khe khớp giữa hai gân, làm hiện gân bằng cách siết chặt nắm tay. Nếu chỉ nhìn thấy một gân thì đó là gân cơ gấp cổ tay quay. Ngoài ra, trong khe cổ tay còn có huyệt Thần môn (He/HT 7) trong khe khớp tại điểm bán gân chỗ lõm gần xương đậu và huyệt Thái uyên (Lu 9) bên ngoài động mạch quay).
- Cách châm cứu: Châm chếch lên trên, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị: Tim đập mạch; mất ngủ; đau tim; tinh thần thất thường; đau dạ dày, nôn mửa; đau sườn ngực; đau gót chân; viêm cơ tim; viêm dạ dày; viêm amidan; đau thần kinh liên sườn; bệnh tật ở khớp cổ tay và các tổ chức phần mềm xung quanh; điên cuồng; hầu bại; nách sưng; mửa ra máu; ghẻ ngứa; chi trên thấp chẩn; đau cuống lưỡi; bệnh nhiệt mồ hôi không ra; lòng bàn tay nóng; khuỷu cánh tay co đau; hay cười không nghỉ; tim buồn bẳn; tâm lơ lửng như đói; bàn tay nóng; mắt đỏ; mắt vàng đái ra như máu; nôn ựa vô độ; miệng khô; thân nóng đầu đau; ngắn hơi.
- Tác dụng phối hợp: với Nội quan, Khích môn, Thiếu phủ trị bệnh tâm trạng do phong thấp ở thời kỳ đầu co rút; với Bách hội, Ấn đường, Thái khê trị mất ngủ; với Quan nguyên trị đái ra máu; với Nội quan, Khúc trạch trị tim, ngực đau đớn; với Ngoại quan, Chi câu trị đau bụng táo bón.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây