9.8. LAO CUNG

Chủ nhật - 25/02/2024 22:26
9.8. LAO CUNG
8.LAO CUNG: 勞宮(Cung điện của sự làm việc vất vả;có tên là Ngũ lý - Nã trung)

- Vị trí: Ở trong lòng bàn tay, ngửa bàn tay, nắm sát ngón tay vào lòng bàn tay, chỗ chính đầu ngón giữa chấm vào lòng bàn tay, khe xương bàn 2 – 3 nhưng sát về xương bàn số 3 là huyệt. Chỗ mạch Tâm bào lạc Lưu, là Vinh, Hỏa. Sách « Minh Đường » ghi: Châm 2 phân, đắt khí thì tả, chỉ một độ, châm quá hai độ làm cho người ta hư. Cứu làm cho người ta thịt thở (thịt thừa trong mũi) ngày càng tăng.( Ở giữa lòng bàn tay, giữa xương bàn tay thứ 2 và thứ 3, hơi gần xương bàn tay thứ 3. Cách xác định: Bàn tay nắm chặt vừa phải, huyệt Lao cung (Pe/Pc 8) thường nằm dưới đầu ngón giữa, giữa xương bàn tay thứ 2 và thứ 3 và gần hơn một chút với xương bàn tay thứ 3. Huyệt Thiếu phủ (He 8): giữa xương bàn tay thứ 4 và thứ 5).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Nấc; điên dại; nôn mửa; đau tim; trẻ em lở miệng; trúng gió hôn mê; say nắng; tim cắn đau; viêm vòm mồm; trẻ em kinh quyết; bệnh thần kinh chức năng; bệnh tinh thần; chứng lòng bàn tay nhiều mồ hôi; ngón tay tê dại; ăn không xuống; vàng da; tay run; nga nã phong (tay bị phong bàn tay ngỗng); điên cuồng; hay cáu giận; buồn cười không nghỉ; bàn tay bại; bệnh nhiệt mấy ngày mồ hôi không ra; rụt rè e ngại; sườn đau không thể xoay nghiêng; đái ỉa ra máu; chảy máu mũi không dứt; phiền khát; trẻ em và người lớn trong miệng tanh hôi; mắt vàng; trẻ em sún răng.
- Tác dụng phối hợp: với Hậu khê có thể chữa hoàng đản; với Nhân trung, Hợp cốc thấu Lao cung trị bệnh thần kinh chức năng; với Đại lăng trị tim buồn bẳn.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây