21. PHONG KINH (Phong co giật) giác cung phản chướng uốn ngửa, uốn ván

Thứ hai - 14/10/2024 00:06
            - Lư tín: Trị phong kinh (Đồng).
            - Đại nghinh: Trị phong kinh, miệng mím, răng đau, má sưng, lưỡi cứng, không nói được.
            - Á môn: Trị nóng rét phong kinh, cột sống cứng, uốn ngửa, co giật.
            - Thiên xung: Trị điên tật, phong kinh, răng lợi sưng, hay sợ.
            - Tỳ du, Bàng quang du: Chủ nhiệt co giật dẫn vào xương đau (Thiên).
            - Thượng quan: Chủ co giật, chảy nước bọt ra, nóng rét, kinh dẫn vào đau xương.
            - Thận du, Trung lữ du, Trường cường: Chủ nóng rét kinh, uốn ngửa (xem: Kinh nguyệt).
            - Trẻ em cứng mình uốn ván, cứu thẳng mũi lên, vào trong méo tóc 3 phân, 3 mồi. Thứ nữa, chỗ dưới đốt Đại chùy 3 mồi (Minh Hạ).
            - Bách hội: Trị uốn ván (Đồng, xem: Trúng gió).
            - Thượng liêu (xem: Tuyệt tự, không có con), Yêu du: Chủ cột sống, uốn vặn (Thiên).
            - Sản luận nói: Kinh là miệng mím không mở, lưng cứng mà thẳng giống như phát giản: Đầu lắc, kêu như ngựa, mình uốn vặn, nôn nhanh chóng để nước tiểu Tục mệnh thang là thế (xem: điều đó ở luận thứ 20). Lại nói: Sản hậu trúng gió như uốn ván, không có pháp: Chữa (xem: Chương 18), sau có người chỉ dùng Kinh giới tuệ tán nát uống 2 đồng cân với rượu thì liền khỏi ngay. Nếu như cứu chưa chắc đã kiến hiệu ngay bằng thuốc.
 

Nguồn tin: TƯ SINH KINH - Q4 - LÊ VĂN SỬU dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây