10.8. TAM DƯƠNG LẠC

Chủ nhật - 25/02/2024 22:39
10.8. TAM DƯƠNG LẠC
8.TAM DƯƠNG LẠC:陽洛(Đường nối 3 kinh; có tên là Quá môn)

- Vị trí: Huyệt Chi câu lên 1 thốn, giữa 2 xương.( Mặt lưng cẳng tay, cách khe khớp cổ tay 4 thốn (“nếp gấp cổ tay”) giữa xương quay và xương trụ, trên cơ duỗi các ngón. Cách xác định: Khe khớp cổ tay có thể được sờ thấy dễ dàng bằng cử động thả lỏng của bàn tay. Đo lên khoảng 4 thốn tính từ tâm khe khớp. Ở đây, xác định vị trí huyệt Tam dương lạc (SJ/TB 8) giữa xương quay và xương trụ và lệch về phía quay trên cơ duỗi các ngón. Hoặc: Chia khoảng cách giữa nếp gấp khuỷu tay và khoảng cách cổ tay (khoảng cách = 12 cun) thành 3 phần và xác định vị trí huyệt Tam dương lạc (SJ/TB 8) giữa xương quay và xương trụ ở khoảng cách 1/3 từ cổ tay lên).
- Cách châm cứu: Theo CCĐT “Minh Đường” ghi: CẤM CHÂM - Nay châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Tai điếc cấp; cánh tay đau; mất tiếng cấp; đau đớn sau khi bị cắt phổi; ham nằm; tứ chi không muốn động đậy.
- Tác dụng phối hợp: với Chi câu, Thông cốc trị bạo câm; với Phong trì trị đầu đau; châm chếch thấu Khích môn dùng để dứt đau ở phổi cắt.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây