10.10. THIÊN TỈNH

Chủ nhật - 25/02/2024 22:40
10.10. THIÊN TỈNH
10.THIÊN TỈNH:天井(Cái giếng trời)

- Vị trí: Ở phía sau mỏm khuỷu, khi ngồi ngay co khuỷu tay ở chỗ lõm khuỷu lên 1 thốn, giữa chỗ lõm là huyệt. Chỗ đó mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu nhập là Hợp, thổ. Tam tiêu thực ra ở đó.( Ở cánh tay trên, khi khuỷu tay gấp 900 ở chỗ lõm trên đầu khuỷu khoảng 1 thốn. Cách xác định: Khi khuỷu tay được uốn cong khoảng 900. Trên mỏm khuỷu khoảng 1 thốn có một vết lõm có thể sờ thấy được, đó là vị trí huyệt Thiên tỉnh (SJ/TB 10). Nó trên vùng gân của cơ tam đầu cánh tay).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’.
- Chủ trị: Đau đầu; đau cổ, gáy, vai, đau khuỷu tay; tràng nhạc; bệnh tật ở khớp khuỷu và các tổ chức phần mềm chung quanh; đau một bên đầu; viêm amidan; dị ứng mẩn ngứa; cứu chữa lao hạch ở cổ; điếc tai; hầu bại; sốt rét; điên tật; tim ngực đau; ho hắng khí lên; không nói được; nhổ ra mủ; không hám ăn; nóng rét rầu rầu không nằm được; hồi hộp; động kinh; 5 thứ giản; ra mồ hôi; mắt lồi ra; đau khóe mắt; má sưng đau; đau phía sau tai; tay nắm vật không được; ham nằm; ngã bị thương thắt lưng và xương chậu đau; đại phong chán chán không biết đau ở đâu; cước khí xông lên.
- Tác dụng phối hợp: với Khúc trì, thấu Thiếu hải trị bệnh khớp khuỷu;  với Thiếu hải trị tràng nhạc ở cổ.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây