10. HUYẾT HẢI:血海(Bể huyết, Còn gọi là Bách trùng sào)
- Vị trí: Ở cạnh trong đùi, đầu gối lên 2 thốn. ( Khi gập đầu gối, huyệt Huyết hải (Mi/SP 10) nằm ở vị trí cách bờ trên trong của xương bánh chè 2 thốn và hơi ở phía trong, trong một chỗ lõm trên cơ rộng trong. Cách xác định: 2 thốn ở gần mép trên trong của xương bánh chè và cảm thấy hơi lõm ở cơ rộng trong (khoảng 1 thốn) và xác định vị trí huyệt Huyết hải (Mi/SP 10) ở đây. Hoặc: Đặt tay trái lên xương bánh chè bên phải của bệnh nhân, gót bàn tay ngang với viền xương bánh chè dưới và các ngón duỗi ra hướng về phía trên. Với ngón cái và ngón trỏ tạo thành một góc 45°, đầu ngón cái sẽ chỉ vào huyệt Huyết hải (Mi/SP 10). - Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối thẳng chân, thầy thuốc lấy lòng bàn tay mình úp vào xương bánh chè người bệnh, ngón tay cái vào phía trong, chỗ đầu ngón tay cái là huyệt (cạnh trong cơ tứ đầu đùi). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 0, 5- 1 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5’. - Chủ trị: Đau bụng; kinh nguyệt không đều; bế kinh; băng huyết; nổi mề đay ngứa; thấp chẩn; viêm da do thần kinh; đau khớp gối; bần huyết, khí nghịch; bụng chướng; con gái rỉ ra máu ác, ra nhiều nước sền sệt có lẫn vật; đái buốt. Đông Viên nói rằng: “Con gái rỉ ra máu ác, kinh nguyệt không đều, bạo băng không cầm, ra nhiều nước sền sệt có lẫn vật, do ăn uống không điều độ, hoặc mệt hại hình thể, hoặc do có khí bất túc, cứu thái âm tỳ kinh 7 mồi”. - Tác dụng phối hợp: với Địa cơ trị kinh nguyệt không đều; với Khúc trì trị dị ứng mẩn ngứa; với Hợp cốc, Tam âm giao trị bế kinh; với Khúc trì, Liệt khuyết, Túc tam lý, Tam âm giao trị dị ứng mẩn ngứa.