4.9. ÂM LĂNG TUYỀN

Thứ sáu - 23/02/2024 20:51
4.9. ÂM LĂNG TUYỀN
9. ÂM LĂNG TUYỀN: 陵泉(Con suối ở quả đồi phía âm,  huyệt Hợp,  Thủy)

- Vị trí: Ở cạnh trong bắp chân,  phía sau xương chày,  chỗ hố lõm đối bên của lồi cao Dương lăng tuyền,  chỗ mạch túc thái âm tỳ nhập là Hợp,  Thủy. ( Gập đầu gối,  điểm này nằm ở chỗ lõm xa lồi cầu trong của xương chày,  tại điểm nối của thân và lồi cầu trong xương chày.  Cách xác định: Định vị bằng cách gập đầu gối và xoay nhẹ ra ngoài ở khớp hông,  sao cho đầu gối hơi nhấc lên khỏi bề mặt hoặc đặt đầu gối ở tư thế xoay ra ngoài trên một tấm đỡ đầu gối.  Vị trí: Sờ dọc theo bờ sau của mào trong xương chày về phía đầu xương chày để xác định vị trí huyệt Âm lăng tuyền (Mi/SP 9) trong chỗ lõm nhạy cảm với áp lực tại điểm nối của thân và đầu xương chày.  Chỗ lõm này nằm giữa gân chân ngỗng và cơ bụng chân.  Xoay nhẹ ra ngoài khớp háng có thể giúp việc tìm kiếm dễ dàng hơn trong những trường hợp khó.  Nằm trên cùng cấp độ nhưng cách huyệt Âm lăng tuyền (Mi/SP 9) 1 thốn là huyệt Tất quan (Le/LIV 7).  Nằm ở mặt bên ngoài của cẳng chân là huyệt Dương lăng tuyền (Gb 34) phía trước và dưới đầu xương mác).
- Cách lấy huyệt: Từ chính giữa xương bánh chè thẳng xuống,  giữa mặt trước xương chày đến chỗ lồi cao nhất của xương chày dưới đầu gối,  từ đó chiếu ngang vào 4 thốn,  ở phía trong sau đầu mẩu xương chày.
- Cách châm cứu: Mũi kim chếch xuống,  châm sâu từ 0, 5- 1 thốn hoặc hướng về phía huyệt Dương lăng tuyền,  phía ngoài,  cứu 3 mồi,  hơ 5’.
- Chủ trị: Bụng chướng; phù thũng; tiểu tiện khó,  tiểu tiện không dứt; ỉa chảy; đau gối; di tinh; viêm đường tiết niệu; kinh nguyệt không đều; liệt dương; viêm thận; cước khí; viêm ruột; lị; đau âm hộ.  Trong bụng lạnh không muốn ăn; dưới sườn tức; xuyễn ngược không nằm được; lưng đau không thể cúi ngửa; hoắc loạn; sán giả,  hàn nhiệt không điều độ; nóng trong ngực.
- Tác dụng phối hợp: với Dương lăng tuyền trị đau khớp gối; với Thủy phân trị phù thũng; với Tam âm giao,  Khí hải trị tiểu tiện không thông; với Dũng tuyền chữa đau tiểu trường liền sang rốn; với Quan nguyên,  Thủy phân,  Túc tam lý,  Tam âm giao trị bí đái và bụng có nước; với Địa cơ,  Hạ quản trị bụng rắn cứng.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây