IV. TỲ KINH

Thứ sáu - 23/02/2024 20:39
TY KINH
TY KINH
IV.TÚC THÁI ÂM TỲ KINH
( Khí huyệt của tỳ đi qua phần âm rất nhiều ở chân)
1.Túc Thái âm tỳ kinh chủ trị :
« Nội kinh » nói rằng : « Tỳ là chức quan gián nghị, trí vòng quanh ở đó mà ra ».
Tỳ, cái gốc của kho chứa, chỗ ở của sự tươi tốt. Cái đó biến hóa ở môi, tứ bạch. Cái đó biến ở bắp thịt, là loại âm tột bậc, thông với Thổ khí. Riêng một tạng đó quản tứ phương. Từ chủ tứ chi, với Vị mà làm tân dịch.
Trung ương màu vàng, thông vào với tỳ, khai khiếu ở miệng, tàng tinh ở tỳ, làm bệnh ở gốc lưỡi. Là vị ngọt, là loại thổ, Súc là Trâu, Cốc là lúa tẻ, là ứng với 4 mùa. Trên trời thấy sao Trấn đã biết là bệnh bắp thịt, Âm là Cung, số là năm (5), Mùi là thơm, Dịch là nước dãi.
Trung ương sinh thấp, thấp sinh thổ, thổ sinh vị ngọt, vị ngọt sinh tỳ, tỳ sinh bắp thịt, thịt sinh phế, phế chủ miệng. Ở trời là thân, ở đất là thổ, ở thân thể là thịt, ở tạng là tỳ, ở tiếng là lời ca, ở biến động là ựa, ọe, ở chí là suy nghĩ, suy nghĩ thì hại tỳ, giận thắng suy nghĩ, thấp hại thịt, phong thắng thấp, ngọt làm hại thịt, chua thắng ngọt.
2.Túc Thái âm tỳ kinh huyệt ca :
Hai mươi mốt huyệt trong tỳ châu.
Ẩn bạch, ngón cái chân là đầu,
Đại đô, Thái bạch, Công tôn thịnh,
Thương khâu, Tam âm giao có thể cầu.
Lậu cốc, Địa cơ, Âm lăng huyệt,
Huyết hải, Cơ môn, Xung môn khai,
Phủ xá, Phúc kết, Đại hoành bài,
Phúc ai, Thực đậu, Thiên khê tiếp,
Hung hương, Chu vinh, Đại bao theo;
Cả hai bên phải trái có 42 huyệt:
Đó là một đường dọc, bắt đầu từ Ẩn bạch, hết ở Đại bao. Lấy Ẩn bạch ,Đại đô, Thái bạch, Công tôn, Thương khâu, Âm lăng tuyền làm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp.
Mạch bắt đầu ở đầu nhọn ngón chân cái, đi theo cạnh trong ngón chỗ mép thịt trắng đỏ, đi qua phía sau đầu mẩu xương, lên cạnh trước mắt cá trong, lên bắp chân, đi qua phía sau xương chày, giao chéo qua phía trước quyết âm, đi lên theo phía trước của cạnh trong đầu gối và đùi, vào bụng thuộc tỳ, nối sang vị, lên cách, kẹp lấy họng, liền với cuống lưỡi, tản ra ở dưới lưỡi, có một nhánh tách ra lại từ dạ dày tách riêng, đi lên cách, đi vào giữa tâm. Kinh này ít huyết nhiều khí, giờ Tỵ khí huyết đi ở đó.
Tạng là Tỳ Thổ, mạch ở bộ quan bên phải.
3.Đạo dẫn bản kinh:
Tỳ ở giữa ngũ tạng, gửi vượng ở trong 4 mùa, chứa ngũ vị mà nuôi lớn, năm thần nhân đó mà nổi rõ ra, tứ chi trăm đốt dựa vào đó mà vận động. Người ta chỉ do ăn uống không điều độ, mệt mỏi quá lắm thì tỳ khí bị thương. Tỳ, vị cùng bị thương thì ăn uống không hóa, miệng không biết mùi vị, tứ chi khó khăn mệt mỏi, bụng trên đầy chướng, làm mửa, ỉa, làm tích ở ruột, những điều đó xem các sách “Nội kinh”, đúng từng ban, ban đều có chép đủ, nên tìm đọc cho biết.
Đã không đói mà ăn mạnh thì tỳ mệt, không khát mà uống mạnh thì dạ chướng, ăn nếu quá no thì khí mạch không thông, làm cho tâm tắc bí, ăn uống nếu quá ít thì thân gầy, tâm bâng khuâng, ý nghĩ không vững chắc. Ăn vật tanh trọc thì tâm thức hôn mê, ngồi niệm không yên, ăn vật không phù hợp thì tứ đại ly phản, mà động đến bệnh cũ, đều không phải vệ sinh vậy. Nêu ví dụ một câu: “Ăn tất phải có giờ, uống tất phải có mức”, không no, không đói là được. Người ta ăn uống như thế, không chỉ tỳ vị thuần sạch mà ngũ tạng, lục phủ cũng điều hòa. Người ta đã ăn uống vào mồm, từ cuống dạ vào trong dạ, làm cho chất bổ vào ngũ tạng, đó là chất vào trong tiểu trường và hóa, đến đoạn dưới tiểu trường mới phân trong đục, đục là cặn bã vào trong đại trường, trong là tân dịch vào trong bàng quang, là phủ của tân dịch. Nếu bàng quang lại phân trong đục, cái đục thì vào trong niệu quản, cái trong thì vào đảm, đảm vào tỳ, tản ra ở ngũ tạng, là nước dãi, nước bọt, nước mắt, nước mũi và mồ hôi, là chất bổ thấm vào ngũ tạng, làm thành năm thứ mồ hôi, cùng quay về tỳ, tỳ hòa rồi hóa huyết, lại quay về tạng phủ. Kinh nói rằng: “Tỳ thổ vượng có thể sinh vạn vật, suy thì sinh bách bệnh”; Ngày xưa Đông pha điều tỳ thổ, ăn uống không quá một chén rượu, một miếng thịt. Có người mời ăn, ông thưa tránh đi rằng: “một là an phận để dưỡng phúc, hai là khoan vị để dưỡng khí, ba là giảm phí để dưỡng của”.
Người muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở trong, người không muốn giữ vệ sinh thì dưỡng ở ngoài. Người dưỡng ở trong thì tạng phủ yên ổn, điều thuận huyết mạch, người dưỡng ở ngoài thì rất chăm nếm thứ ngon hết mức ăn uống cho sướng, tuy cơ thể rất béo đẫy, nhưng khí thì khốc liệt, gặm hết tạng phủ ở trong.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây