4.DƯƠNG TRÌ:陽池(Cái đầm ở mặt dương; có tên là Biệt dương)
- Vị trí: Ở khớp cổ tay phía mu bàn tay, úp bàn tay, hơi co gập cổ tay, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân lớn chính giữa cổ tay (gân cơ duỗi chung) thẳng khe ngón 3 – 4 lên, chỗ mạch Thủ Thiếu dương Tam tiêu qua là Nguyên, Tam tiêu hư thực đều sử dụng đó.( Ở lưng cổ tay (“nếp gấp cổ tay”) trong khe giữa các gân của cơ duỗi các ngón tay phía trong và gân gân của cơ duỗi ngón tay út.Cách xác định: Khoảng khe khớp cổ tay có thể được sờ thấy dễ ràng bằng cử động thả lỏng của bàn tay. Vị trí hơi lệch sang một bên so với giữa khe khớp. huyệt Dương trì (SJ/TB 4) trong khe giữa các gân của cơ duỗi các ngón tay phía trong và gân của cơ duỗi ngón tay út. Các gân của cơ duỗi ngón tay có thể thấy được rõ hơn thông qua việc chuyển động các ngón tay.Huyệt Trung tuyền Ex-UE 3 (Zhōng Quán 中泉) cũng nằm ở khe lưng cổ tay, nhưng phía trong các gân của cơ duỗi ngón tay). - Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 5 phân, không cứu (CC Thượng Hải cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’), (CCĐT ghi có thể châm thấu huyệt Đại lăng). - Chủ trị: Đau cổ tay; đau đầu; mắt sưng đỏ; bệnh tật ở khớp cổ tay và các tổ chức phần mềm chung quanh; cảm mạo; viêm amidan; sốt rét; tiêu khát; miệng khô; hầu bại; tai ù; cổ tay vô lực; vai và cánh tay đau không thể giơ lên được. - Tác dụng phối hợp: với Nội quan chữa rối loạn thần kinh thực vật; với Đại lăng, Thượng bát tà, Tứ phùng trị cổ tay, ngón tay, khớp đốt ngón tay đau, sưng (viêm); với Phong môn, Thiên trụ, Đại chùy, trị nóng rét, đau đầu mồ hôi không ra.