1.Dụng cụ tập.
Giống xà đơn thông thường, nếu tự tạo thì nên dùng đoạn ống nước đường kính 2,5cm hoặc thân cây tre đực già. Địa điểm đặt xà thoáng mát về mùa hè, ấm và kín gió về mùa đông, thuận tiện tập được trong mọi thời tiết. Chiều cao của xà phụ thuộc vào chiều cao của người tập.Cách đặt như sau: Người tập thẳng đứng, giơ thẳng tay lên trên, đầu ngón tay giữa chạm xà, đó là tầm đúng của xà. Dưới chân xà lấy chính tâm đo ngang sang hai bên một kho ảng 60cm đặt hai bục gỗ nhỏ hoặc hai viên gạch vừa chân với chiều cao khoảng 5-7cm (hình vẽ).
2. Phương pháp tập.
Người tập sau khi làm một vài động tác khởi động, hít thở nhằm dãn cơ thì bước hai chân lên bục, hay tay mở rộng bằng vai nắm lấy xà, tư thế thoải mái, buông lỏng toàn thân, hai chân thả vào khoảng không. Lúc này cột sống được kéo dãn và điều chỉnh hoàn toàn sinh lý bằng chính trọng lượng cơ thể người tập. Lên, xuống, nghỉ cũng phải tuân thủ đặt hai chân trở lại bục rồi mới buông tay xuống.
Mỗi ngày tập 04 - 06 lần với người tập điều trị, hoặc 02 - 03 với người tập bảo dưỡng. Mỗi lần treo 15 giây “15 giây với 1 lượt treo là đủ”. Mỗi lần treo cách nhau 1-2 tiếng. Tập kiên trì trong suốt quá trình điều trị và sau điều trị.
3. Những điều cần lưu ý.
- Khi lên, xuống xà không được nhảy, không đánh lắc, co, kéo người khi tập. Khi lên và xuống khỏi xà phải thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương thêm cột sống thắt lưng.
- Nếu treo không đạt được 15 giây thì cũng vẫn tính là 1 lượt, không được treo nhiều lượt theo kiểu cộng dồn.
- Trong quá trình treo xà
nên kết hợp đóng đai lưng để ổn định cột sống khi lên và xuống xà.
- Những trường hợp đau vai tay , viêm quanh khớp vai , đang cố định vai tay trong các chấn thương phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi treo.