3.25. THIÊN KHU

Thứ sáu - 23/02/2024 06:28
3.25. THIÊN KHU
25. THIÊN KHU: 天樞(Then cửa của trời; Có tên là Trường khê, Cốc môn; huyệt Mộ của Thủ dương minh Đại trường)

- Vị trí: Ở hai bên cạnh rốn. (Từ giữa rốn sang ngang 2 thốn. Cách xác định: Đo ngang 2 thốn tính từ giữa rốn, là vị trí huyệt Thiên khu (Ma/ST 25). Cùng cấp độ là huyệt Thần khuyết (Ren 8), đường giữa bụng; huyệt Hoang du (Ni/KID 16), cách đường giữa bụng 0,5 thốn; huyệt Đại hoành (Mi/SP 15), cách đường giữa bụng 4 thốn; huyệt Đới mạch (Gb 26), dưới đầu tự do xương sườn thứ 11).
- Cách lấy huyệt: Nằm ngửa, tính từ giữa rốn sang hai bên, mỗi bên hai thốn.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5- 1,5 thốn, cứu 7- 15 mồi, hơ 5- 15 phút
- Chủ trị: Đau bụng, chướng bụng, sôi ruột, ỉa chảy, lỵ, táo bón, ỉa ra máu, đau bên cạnh rốn, kinh nguyệt không đều, khí hư, trẻ em tiêu hóa kém, viêm dạ dày cấp mãn tính; viêm ruột cấp, mãn tính; liệt ruột; viêm phúc mạc; giun đường ruột; viêm màng trong dạ con; bí ỉa; đau lưng; nôn mửa; đái nhỏ giọt mà đục; không thể có chửa; trưng hà, bôn đồn, chướng sán; ăn không xuống; thũng nước; khí xông lên ngực; không đứng lên được; tích khí lạnh lâu dài, chung quanh rốn đau như cắt; có khí xông lên tim; tức bứt rứt nôn mửa; hoắc loạn; mùa đông cảm lạnh đi ỉa; sốt rét nóng  lạnh nói cuồng; thương hàn; uống nước quá nhiều; khí xuyễn; máu kết thành hòn, ra nhỏ giọt nước trắng, đỏ.
- Tác dụng phối hợp: với Thượng cự hư trị khuẩn lỵ cấp tính; với Túc tam lý, tiêm bằng Hoa sinh du trị khuẩn lỵ; với Khí hải, Đại trường du, Thượng liêu, trị ruột tê bại; với Âm giao, Quan nguyên trị đau bụng hành kinh; với Thủy tuyền trị kinh nguyệt không đều; với Chi câu trị nôn mửa, hoắc loạn.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây