39. HẠ CỰ HƯ: 下巨虛(Chỗ trống rỗng rất lớn ở dưới; có tên là Hạ liêm)
- Vị trí: Từ huyệt Thượng cự hư xuống 3 thốn, từ huyệt Độc tị xuống 9 thốn là Hạ hợp huyệt của Túc dương minh và Tiểu trường. ( DướihuyệtĐiềukhẩu(Ma/ST38)1thốn(giữađườngnốiMa/ST35-Ma/ST41) vàtừmépxươngchàyraphíangoàibềrộng1ngóntay(ngóngiữa), ởtrêncơchàytrước. Cách xác định: Kỹ thuật căng tay: Đo từ điểm giữa huyệt Độc tị (Ma/ST 35) (ngoại tất nhãn) và huyệt Giải khê (Ma/ST 41 - ngang đỉnh mắt cá ngoài) xuống 1 thốn và từ mép xương chày ngang ra phía ngoài bề rộng 1 ngón tay (ngón giữa). Xác định vị trí huyệt Hạ cự hư (Ma/ST 39) ở chỗ lõm có thể sờ thấy “động khí” (chọn vị trí có độ nhạy với áp lực lớn nhất). Cùng mức, 7 thốn trên điểm nhô cao nhất của mắt cá ngoài là huyệt Dương giao(Gb 35), ở bờ sau của xương mác; huyệt Ngoại khâu (Gb 36), ở bờ trước của xương mác; huyệt Phi dương (Bl 58), ở rìa bên của cơ bụng chân). - Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1- 2,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 - 20’. - Chủ trị: Viêm ruột cấp mãn tính; chi dưới bại liệt; đau thần kinh liên sườn; viêm gan cấp mãn tính; tiểu trường khí bất túc, mặt không có màu sắc; phong teo 1 bên đùi; chân không đi bộ trên đất; phong nhiệt; hàn bại không theo ý mình điều khiển; phong thấp bại, hầu bại; khí ở chân không đủ, nặng nề, môi khô; nước dãi ra không biết, mồ hôi không ra được; lông tóc khô; thịt biến mất; thương hàn nóng trong dạ, không muốn ăn; ỉa ra máu mủ; ngực sườn và bụng dưới kéo xuống hòn dái mà đau; khí ra đã khốn quẫn thì đúng chỗ trước tai nóng; như rét quá lắm, như sờ vào trên tai nóng quá lắm, và khe ngón trỏ, ngón út tay đau, bạo kinh cuồng; tiếng nói khác thường, đàn bà ung vú, mu bàn chân không gọn; đau gót chân.