3.36. TÚC TAM LÝ

Thứ sáu - 23/02/2024 06:36
3.36. TÚC TAM LÝ
36. TÚC TAM LÝ: 三里(Ba dặm ở chân; huyệt Hợp, Thổ)

- Vị trí: Ở cạnh ngoài, phía dưới đầu gối, dưới Tất nhỡn 3 thốn, ấn ở đó cực nặng thì động mạch ở mu bàn chân mất. Mạch Túc dương minh vị ở đó vào, gọi là Hợp, Thổ. ( Huyệt Độc tị xuống 3 thốn, cách mép xương chày ở xương chày bề rộng 1 ngón tay ra phía ngoài. Cách xác định: Huyệt Độc tị xuống 3 thốn, cách mép xương chày ở xương chày bề rộng 1 ngón tay ra phía ngoài là huyệt Túc tam lý (Ma/ST 36). Vị trí huyệt Túc tam lý (Ma/ST 36) sâu hơn có thể sờ thấy “động khí” (chọn điểm theo độ nhạy áp lực). Hoặc: Xác định mép dưới lồi củ chày bằng cách sờ nắn, định vị huyệt Túc tam lý (Ma/ST 36) bằng bề rộng 1 ngón tay về phía bên “động khí”).
- Cách lấy huyệt: Bệnh nhân ngồi ngay hoặc nằm ngửa, co đầu gối, bàn chân để tự nhiên. Nói bệnh nhân úp lòng bàn tay cùng phía lên chính giữa xương bánh chè, lấy đầu ngón tay giữa làm mức, rồi lại sang phía ngoài 1 thốn là huyệt. Hoặc lấy tay nắn phía dưới lồi cao đầu xương chày, từ đó ra ngoài 1 thốn là huyệt.
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1,5 thốn, nói chung trước hết có kinh cảm giác buốt tức tại chỗ, dần dần chuyển đến đạt mức trước ống chân, có khi thẳng xuống ngón chân 3 – 4, có khi hướng trên chuyển tới bụng, cứu từ 7 – 10 mồi, hơ 30’.
- Chủ trị: Bệnh đường ruột, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, lị, tiêu hóa kém, ỉa chảy, táo bón, váng đầu, đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp, cảm mạo, đau răng, đau lưng, liệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, bế kinh, huyệt này có tác dụng làm khỏe mạnh, có thể phòng trúng gió, cũng có thể hoãn giải cơn mỏi mệt. Trị viêm dạ dày, loét hành tá tràng cấp, mãn tính, viêm ruột cấp, mãn tính, viêm tụy cấp mãn tính, ngất xỉu, hư yếu, thiếu máu, quá mẫn cảm, hoàng đản, điên giản, xuyễn, bệnh tật ở bộ máy sinh dục, thần kinh suy nhược, bụng có nghịch khí xông lên, thắt lưng đau không, thể cúi ngửa, tiểu trường khí, thủy khí trúng độc, quỷ bắn, hòn hạch, tứ chi đầy tức, đau gối, ống chân buốt đau, mắt không sáng, đàn bà đẻ huyễn vận (thiếu máu mà xây xẩm choáng váng), đái khó, bụng dưới sưng đau, đái dầm.
Tần Thừa Tổ nói: « Mọi bệnh đều trị »
Hoa Đà nói: « Chủ ngũ lao gầy mòn, thất thương hư mệt, trong ngực ứ huyết, ung ở vú »
Thiên Kim Dực nói: « Trong bụng lạnh mà chướng tức, trong ruột kêu như sấm, khí xông lên ngực, xuyên không đứng được lâu, đau bụng, trong ngực bụng ứ máu, tiểu trường chướng, da sưng, âm khí  không đủ, bụng dưới rắn, thương hàn sốt không dứt, bệnh nhiệt mồi hôi không ra, hay nôn, miệng đắng, sốt cao, mình uốn ngửa, miệng cắn, hàm run lập cập, sưng đau không thể quay lại được, miệng giãn trễ ra, sưng vú, hầu bại không nói, vị khí bất túc, ỉa dễ kéo dài, ăn không hóa, dưới sườn và chi đầy tức, không đứng lâu được, đầu gối yếu, nóng rét, ở trung tiêu đói cồn cào (chứng đói giả), bụng nóng mình bứt rứt, nói cuồng, ung vú, hay sợ, sợ khi ngửi mùi thức ăn, hát cuồng, cười vô cớ, sợ giận, chửi to, hoắc loạn, đái rơi rớt mất khí, dương quyết sợ lạnh lê thê, đầu có hạch, đái khó, hay ụa, cước khí.
Ngoại Đài Bí Yếu nói: « Người ta đã trên 30 tuổi, nếu không cứu Tam lý làm cho khí người ta xông lên mắt ».
Đông Viên nói: « Ăn uống không hạn chế và lao dịch hình chất âm hỏa thừa vào trong khôn thổ gây ra. Cốc khí, Vinh khí, Thanh khí, Vị khí, Nguyên khí không thăng lên được, giúp thêm vào dương khí của lục phủ, là khí của ngũ dương mất trước hết là ở ngoài.
Ngoài là Thiên vậy, lưu xuống vào ở trong khôn thổ âm hỏa, đều phải do 5 thứ giặc hỉ, nộ, bi, ưu, khủng gây thương, mà sau vị khí không hành, lao dịch ăn uống không hạn chế, kế đó là nguyên khí lại thương, đáng lấy ở giữa huyệt Túc tam lý, thôi thúc ở đó cho Dương khí dấy lên, nguyên khí được triển khai ».
Lại nói: « Khí nghịch loạn lấy Túc tam lý, khí xuống thì dừng, không xuống lại trị ». Lại nói: « Vị quản đúng tâm mà đau, chia lên hai sườn, cách nghẹn không thông ăn uống không xuống, lấy Tam lý mà bổ ».
Lại nói: « Khách tà của Lục dâm và thượng nhiệt hạ hàn, bệnh ở gân, xương, da, thịt, mạch máu, lấy nhầm ở Hợp của vị (Túc tam lý), nguy to ».
Lại nói: « Có người trẻ tuổi mà khí nhược, thường cứu ở Túc tam lý, Khí hải, mỗi lần năm bảy chục mồi, đến khi về già bị nhiệt quyết đầu thống, tuy rét to vẫn thích gió lạnh, khỏi đau vẫn sợ chỗ ấm và khói lửa, đều là do cứu quá vậy ».
- Tác dụng phối hợp: với Hợp cốc, Khúc trì chữa cao huyết áp; với Thái xung chữa viêm gan; với Can du trị mắt hoa mờ; với Trung quản trị đau dạ dày; với Thiên khu, Khí hải chữa bụng chướng, lỵ, ỉa chảy, táo bón; với Hạ cự hư, Dương lăng tuyền, Nội quan trị viêm tuyến tụy; với Nội quan, Hợp cốc, Trung quản, Thiên khu, Đại trường du, Thứ liêu trị cấp tính tắc ruột; với Hợp cốc, Thiên khu, Quan nguyên trị tiêu hóa không tốt; với Trung phong, Thái xung trị bước đi khó khăn; với Bất dung trị tích khí.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây