6.KHỔNG TỐI: 孔最(Chỗ tổng quát về các lỗ; huyệt Khích)
- Vị trí: Ở cạnh cẳng tay phía ngón cái (cạnh quay), từ cổ tay lên 7 thốn (Vị trí: Trên đường nối giữa huyệt Xích trạch (Lu 5) (nếp gấp khuỷu tay) và huyệt Thái uyên (Lu 9) (nếp cổ tay), cách Xích trạch (Lu 5) 5 thốn và cách Thái uyên (Lu 9) 7 thốn.Cách xác định: Hơi uốn cong cánh tay để thấy gân bắp tay. Chia đôi khoảng cách giữa huyệt Xích trạch (Lu 5) (ở nếp gấp khuỷu tay, trên mặt hướng tâm của gân cơ nhị đầu) và huyệt Thái uyên (Lu 9) (nếp cổ tay, ngoài động mạch quay ở khe cổ tay). Tiếp theo, tìm điểm giữa của khoảng cách giữa Lu 5 và Lu 9; huyệt Khổng tối dịch về phía khuỷu tay, cách điểm này 1 thốn.Huyệt Khích môn (Pe 4) dịch từ trung điểm về phía cổ thay 1 thốn, nằm giữa các gân). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,5 - 1 thốn, cứu 3 - 7 mồi, hơ 5 - 10 phút - Chủ trị: Ho hắng, hen, khái huyết, ngón tay cứng đơ không co duỗi được, viêm phổi, viêm amiđan, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, mất tiếng, họng sưng, đầu đau. -Tác dụng phối hợp: với Thiên đột, Phế du trị ho hen; với Khúc trì, Phế du trị khái huyết; với Đại chùy, Phế du trị sưng phổi, với Khúc trạch, Phế du trị nhổ bọt ra máu.