-Vị trí: Trên mô cái, phía trong khớp ngón cái và đốt bàn số 1. (Vị trí: Chỗ phần bụng cơ cạnh lòng bàn tay (tiếp giáp da gan tay và lưng tay), giữa xương bàn ngón tay cái.Cách xác định: Ngón tay cái thả lỏng, sờ nắn “bụng” của lòng bàn tay đi vào trong và sau đó là xương bàn tay ngón cái. Xác định vị trí huyệt Ngư tế (Lu 10) ở trung tâm và trên cạnhlòng bàn tay.Huyệt Hợp cốc (Di 4) ở nằm ở mặt lưng của bàn tay, gần với xương bàn tay ngón trỏ). -Cách lấy huyệt: Để lòng bàn tay ngửa lên, từ lòng bàn tay ra cạnh ngoài xương bàn ngón 1 kẻ một đường, chia làm 4 đoạn thì huyệt ở cách cạnh ngoài 1 phần, cách tâm 3 phần, chỗ mạch phế lưu là Vinh, Hỏa - Cách châm cứu: Châm sâu 3 - 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 5 phút (ĐẠI THÀNH– CẤM CỨU) - Chủ trị: Phát sốt, ho hắng, đau sườn ngực, đau hầu, viêm amidan, mất tiếng không nói được, hen, ho ra máu, trẻ em cam tích, bệnh rượu, sợ gió lạnh, hư nhiệt, trên lưỡi màu vàng, mình nóng đầu đau, ựa, thương hàn mồ hôi không ra, lưng trên đau không thở được, khuỷu tay co, cả chi tức, trong họng khô, viêm họng hạt, khó nuốt, rét run hàm khua lập cập, đái ra máu, nôn ra máu, tim bại buồn sợ, sưng nhọt ở vú. Đông Viên nói rằng: “Vị khí trôi xuống ở dưới, khí ngũ tạng đều loạn. Tại ở phế lấy Ngư tế ở thủ thái âm và túc thiếu âm du huyệt “Thái khê”. - Tác dụng phối hợp: với Dịch môn trị đau hầu; với Cự cốt, Xích trạch trị lạc huyết.