1.11. THIẾU THƯƠNG

Thứ sáu - 23/02/2024 03:04
1.11. THIẾU THƯƠNG
11.THIẾU THƯƠNG: 少商(Buồn rầu ít; huyệt Tỉnh, Mộc)

- Vị trí: Ở cạnh trong gốc móng ngón tay cái (cạnh quay), cách gốc móng tay ra hơn 1 phân, bên ngoài gốc móng, chìm trong da. Chỗ mạch phế ra là Tỉnh, Mộc. Nếu chích máu ở đó tiết nhiệt ở mọi tạng.
(Vị trí: Điểm nằm ở giao điểm của hai tiếp tuyến chạy dọc theo đường viền gần và hướng tâm của móng ngón tay cái, cách đường viền thực của móng tay khoảng 0,1 thốn).
- Cách châm cứu: Mũi kim hơi hướng về phía trên, châm chếch sâu 1 phân, nói chung thường dùng kim 3 cạnh chích nặn máu, cứu 3 - 7 mồi, hơ 1 - 3 phút.
- Chủ trị: Chủ trị mũi chảy máu cam, nôn ọe, ho hắng, phát sốt, cấp tính đau mắt đỏ, ho gà, chứng giản, đột nhiên choáng quay cuồng, hầu họng sưng đau, viêm amidan, sưng quai bị, cảm mạo, viêm phổi, trúng gió, trẻ em rối loạn tiêu hóa, tinh thần phân liệt, tim buồn bẳn, muốn ựa, đau tức dưới tim, mồ hôi ra mà lạnh, sốt rét lâu ngày rét run, bụng đầy, nhổ bọt vặt, môi khô đòi uống, ăn không xuống, giãn ra, bàn tay co, ngón tay đau, lòng bàn tay nóng, rét run hàm khua lập cập, trong hầu kêu.
Sách về châm đời Đường có Thành Quân Xước tự nhiên hàm sưng to như cái thăng, trong hầu bế tắc, một hạt nước cũng không lọt xuống đã 3 ngày, Châu Quyền lấy kim 3 cạnh đâm vào huyệt này hơi ra tí máu khỏi ngay. Tả tạng nhiệt vậy.
-Tác dụng phối hợp: Chích Thiếu thương nặn máu phối hợp với Hợp cốc trị viêm amidan cấp tính; với Khúc trạch trị huyết hư, miệng khát; với Thiên Đột, Hợp cốc trị hầu họng sưng đau; với Thương dương chích nặn máu trị hầu họng sưng đau.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây