2.4. HỢP CỐC

Thứ sáu - 23/02/2024 04:06
2.4. HỢP CỐC
4.  HỢP CỐC: 合谷(Cái hang hộp, cái hang vừa vặn; có tên là Hổ khẩu; huyệt Nguyên; huyệt tổng vùng mặt)
- Vị trí: Ở mu bàn tay, khe đốt bàn ngón 1 – 2 ( Ở phía giữa xương bàn ngón tay cái và ngón trỏ (gần ngón trỏ hơn) và khoảng giữa chiều dài của xương bàn ngón trỏ.  Cách xác định: Khi bàn tay được đặt úp phẳng trên bàn, ngón cái và ngón trỏ được ép vào nhau, cơ khép ngón tay cái đẩy cơ gian cốt mặt mu lên trên.  Châm kim vào điểm cao nhất của phần cơ phình ra và tiến về phía mặt dưới của xương bàn tay ngón trỏ.  Hoặc: hãy tưởng tượng một đường chia đôi giữa xương bàn tay ngón cái và xương bàn tay ngón trỏ với ngón tay cái dạng ra.  Xác định vị trí của huyệt Hợp cốc (Di 4) ở giữa đường phân giác và đường qua điểm giữa của xương bàn tay ngón trỏ).  
- Cách lấy huyệt: Người bệnh giang ngón cái và ngón trỏ tay, lấy ngón cái tay kia đặt vào hổ khẩu tay này, giao hổ khẩu đối nhau, lấy đầu nếp ngang ngón cái này chiếu xuống mu bàn tay, cạnh xương bàn ngón 2 là huyệt.  Chỗ mạch thủ dương minh đại trường qua là Nguyên, Hư thực đều bạt ở đó.  
- Cách châm cứu: Châm mũi kim hướng về phía huyệt Lao cung hoặc huyệt Hậu khê, sâu 0,5 - 1 thốn, có thể từ 1 - 2 thốn, bàn tay tê tức hướng lan ra đầu ngón, nếu châm chếch về phía trên của bàn tay châm sâu hơn 1 thốn, cảm giác có thể lan tới khuỷu hoặc vai, cứu 3 mồi, hơ 5 phút.  ĐÀN BÀ  CÓ CHỬA CẤM CHÂM.  
- Chủ trị: Huyệt này là huyệt chủ yếu chữa ngoại cảm và đầu mặt mồm như: cảm mạo, sốt cao, đau đầu, đau răng, hầu họng sưng đau, mắt sưng đỏ đau, say nắng, ho gà, liệt mặt, hàm răng cắn chặt, thần kinh thất thường, sâu mũi, hành kinh đau bụng, bế kinh, ngón tay tê cứng, đau lỗ đít, nổi mày đay ngứa, thần kinh suy nhược, các loại đau đớn, mũi chảy máu cam, tai điếc, mặt phù, miệng mắt méo lệch, trúng gió cấm khẩu, sốt rét, mụn nhọt, làm trụy thai, ra thai chết lưu, thương hàn đại khát, mạch nổi ở biểu, cột sống cứng, không có mồi hôi, mắt nhìn không rõ, mắt sinh màng trắng, mặt sưng môi mép không gọn, đau một bên đầu, phong một nửa người, trẻ em viêm V.  A.  Đàn bà có chửa có thể châm tả, không thể châm bổ, bổ thì trụy thai, xem rõ thêm huyệt Tam âm giao ở túc thái âm tỳ kinh ở dưới.  
-Tác dụng phối hợp: với Đại chùy, Khúc trì chữa cảm mạo phát sốt; với Đại chùy, Huyết hải chữa dị ứng mẩn ngứa; với Thái dương chữa răng hàm trên đau; với Giáp xa chữa răng hàm dưới đau; với Tam âm giao có tác dụng thúc đẻ; với Thái xung gọi là «  Tứ quan huyệt » châm vào có tác dụng  điều khí huyết, hòa âm dương, trấn tĩnh, kéo huyết áp xuống, dùng để chữa trẻ em kinh phong, tinh thần thất thường, bệnh cao huyết áp; với Phục lưu trị chứng ra mồ hôi nhiều; với Nội quan có thể dùng gây tê cho các loại thủ thuật; với Khúc trì trị phong chẩn khắp người.

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây