1.7. LIỆT KHUYẾT

Thứ sáu - 23/02/2024 03:00
1.7. LIỆT KHUYẾT
7.LIỆT KHUYẾT:  列缺(Chỗ còn thiếu ở hàng ngũ; huyệt Lạc với Thủ Dương Minh Đại Trường, huyệt tổng vùng cổ gáy, huyệt giao hội với Nhâm mạch)

-Vị trí: Ở sau cổ tay, phía ngón cái, cạnh ngoài mặt trước xương quay, cổ tay lên 1,5 thốn.
-Cách lấy huyệt: Người bệnh mở ngón tay cái và trỏ cả 2 bàn tay giao nhau cho ngón trỏ qua mô cái phía lòng bàn tay, đầu ngón trỏ kia đặt lên mô cao đầu xương quay, chỗ đầu ngón trỏ ấn vào xương quay là huyệt, chỗ đó bờ xương hơi lõm xuống.
(Vị trí: Ở cạnh xương quay của cẳng tay, ngay phía trên mỏm trâm quay, cách khe khớp cổ tay (“nếp gấp cổ tay”) khoảng 1,5 thốn trong một rãnh hình chữ V. Cách xác định: Đầu tiên đặt ngón tay trỏ lên hố lào (huyệt Dương khê (Di 5), và từ đó lướt qua mỏm trâm cho đến khi ngón tay cảm nhận được khoảng trống giữa hai gân (cơ cánh tay quay/cơ giạng dài ngón tay cái). Vị trí huyệt Liệt khuyết (Lu 7) tại đây).
-Cách châm cứu: Châm chếch lên, sâu 3 - 5 phân, cứu 3 - 7 mồi, hơ 5 phút.
-Chủ trị: Cảm mạo, ho hắng, đau đầu, đau răng, gáy cổ cứng đau, hầu họng sưng đau, mồm miệng méo lệch, người già đái nhiều, bán thân bất toại, phong chẩn, đái ra máu, tứ chi bạo sưng, cổ tay không có sức, lòng bàn tay nóng, miệng ngậm không mở, sốt rét nóng lạnh, nôn ra nước bọt, hay cười, môi miệng trề ra, hay quên, đái ra tinh, đau dương vật, nước đái nóng, động kinh mắt nhìn lơ láo, mặt mắt và tứ chi sưng, vai bại, ngực và lưng trên rét run, ít hơi không đủ để thở, thi quyết (thân cứng đơ).
“Tố Vấn” nói rằng: Thực thì bàn tay rời ra, lòng bàn tay nóng, tả ở đó; Hư thì không đủ thở, thì đái nhiều lần mà rơi rớt, bổ ở đó. Đi thẳng gọi là kinh, đi ngang gọi là lạc, nhánh của Thủ thái âm phế từ sau cổ tay ra thẳng theo cạnh trong ngón trỏ đến đầu chót, là nhánh nối từ Liệt khuyết đến huyệt Dương khê bên kinh Dương minh. Người ta có trường hợp cả 3 bộ mạch thốn, quan, xích không thấy mà thấy mạch từ Liệt khuyết đến Dương khê, thường gọi là “phản quan mạch”. Mạch đó hư mà lạc mạch đầy, “Thiên Kinh Dực” gọi là Dương mạch nghịch, ngược lại to gấp ba lần ở thốn khâu.
-Tác dụng phối hợp: với Hậu khê chữa đau đầu gáy; với Chiếu hải chữa ho hen; với Dương khê, Áp thống điểm trị viêm kiến tiêu kiểu hẹp tắc (kiến tiêu là gân đầu cơ)

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây