1.9. THÁI UYÊN

Thứ sáu - 23/02/2024 03:02
1.9. THÁI UYÊN
9.THÁI UYÊN: 太淵(Chỗ rất sâu; có tên là Thái tuyền, Ti đường tổ húy; huyệt Hội của mạch, huyệt Nguyên, huyệt Du, Thổ)

- Vị trí: Ở chỗ lõm sau mô cái trên lằn cổ tay, chỗ có động mạch đập. “Nội kinh” nói: Mạch hội Thái uyên, chỗ phế mạch trú là Du, Thổ, phế hư bổ ở đó.
 (Vị trí: Ở mặt trước cổ tay, ngang với khe khớp cổ tay (“nếp gấp cổ tay xa”), nằm ngoài động mạch quay và cơ gấp cổ tay quay. Cách xác định: Khi cử động lỏng tay có thể sờ thấy rõ khe khớp lòng bàn tay. Ở mức này có thể cảm nhận động mạch quay, huyệt Thái uyên (Lu 9) nằm ngoài động mạch quay. Cùng mức ở khe cổ tay là huyệt Đại lăng (Pe 7) giữa 2 gân; huyệt Thần môn (He 7) phía quay (trong) điểm chèn của gân cơ gấp cổ tay trụ trên xương đậu).
- Cách châm cứu: Châm dứng kim sâu 2 – 3 phân, cứu 1 – 3 mồi, hơ 3 – 5 phút.
- Chủ trị: Hen, hầu họng sưng, đau ngực, chứng mất mạch, ho hắng, mất ngủ, viêm phế quản, ho gà, cảm mạo, lao phổi, tật bệnh ở ổ khớp và tổ chức phần mềm quanh khớp cổ tay, đau đầu, đau răng, đau mắt sinh màng, ho ra máu, cổ tay đau đớn không có sức, hay ựa, nôn ra đồ ăn uống, bứt rứt không nằm được, phế giãn trương ra.
-Tác dụng phối hợp: với Nội quan trị đau ngực, tim đập quá nhanh; với Liệt khuyết trị ho hắng phong đàm; với Nội quan, Tứ phùng trị ho gà; với Ngư tế trị họng khô.Ngoài ra còn trị mắt đỏ đau, làm nóng làm rét, đau dẫn vào trong hố đòn, giữa lòng bàn tay nóng, hay ngáp, vai và lưng trên lạnh đau, sặc khí ngược lên, đau tim tắc mạch, rét run, họng khô, nói nhảm, miệng giãn ra, nước tiểu biến màu, tự nhiên rớt nước đái ra không có giờ giấc.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây