- Vị trí: Ở dưới mỏm gai đốt 1 mảng xương cùng sang ngang mỗi bên 1,5 thốn.( Cách đường giữa 1,5 thốn, ngang mức lỗ xương cùng thứ nhất.Cách xác định: Từ gai chậu sau trên, tạo thành phần cuối của mào chậu ở cả hai bên, phía bên của vùng trên xương cùng. Ở đây thường có hiện tượng co rút da bề mặt phía trên gai chậu sau trên. Thao tác sờ nắn nên từ dưới đi lên hướng đầu. Huyệt Tiểu tràng/trường du (Bl 27) hơi nhô về phía hướng trên và phía trong so với gai chậu sau trên và nằm cách đường giữa 1,5 thốn ở ngang mức lỗ xương cùng thứ nhất). - Cách lấy huyệt châm cứu: Nằm sấp, châm đứng kim sâu 0,5- 1 thốn, cứu 3- 7 mồi, hơ 5- 15’. - Chủ trị: Đau mảng xương cùng; di tinh; đái dầm; ỉa chảy; táo bón; khí hư; đau lưng; đau khớp cùng chậu; viêm ruột; viêm xoang chậu; đái ra máu; đái vàng đỏ; miệng khô, tiêu khát; lị;sán khí; bàng quang, tam tiêu ít tân dịch; đại và tiểu trường hàn nhiệt; bụng dưới chướng đầy; đau ở háng; ỉa dễ và có mủ máu năm màu; xích lị hạ trọng; sưng đau; chân sưng; năm thứ trĩ; đau đầu; hư mệt. - Tác dụng phối hợp: với Đại chùy, Tỳ du, Thận du và Hiệp tích huyệt tương ứng trị viêm đốt sống do phong thấp; với Đại trường du, Thiên khu chữa bệnh lị.