7.22. TAM TIÊU DU

Thứ bảy - 24/02/2024 02:30
7.22. TAM TIÊU DU
22.TAM TIÊU DU: 三焦(Đáp ứng yêu cầu của Tam tiêu)

- Vị trí: Ở dưới đốt sống 13 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn ( Cách đường giữa lưng 1,5 thốn, ngang bờ dưới của mỏm gai đốt sống L1. Cách xác định: Trước tiên, hãy xác định đường nối các điểm cao nhất của mào chậu, trong hầu hết các trường hợp, đường này giao với mỏm gai L4 (lưu ý: đường này thay đổi tùy theo vị trí của bệnh nhân). Từ đó, đếm lên đến bờ dưới của mỏm gai L1, ở mức này sang ngang 1,5 thốn, xác định vị trí huyệt Tam tiêu du (BL 22), trên điểm cao nhất của hệ cơ cạnh cột sống.Hoặc: ở tư thế nằm sấp, sờ nắn ở đường giữa từ xương cùng qua các mào xương cùng lên trên, cho tới điểm nối thắt lưng cùng tạo thành một rãnh, có thể sờ thấy được mỏm gai của đốt sống L5. Đếm theo chiều dọc từ mỏm gai của đốt sống L5 đến bờ dưới của mỏm gai đốt sống L1. Ở mức này, đo ngang sang bên 1,5 thốn và xác định vị trí huyệt Tam tiêu du (BL 22) ở đó.Cùng độ cao là huyệt Huyền khu (Du/GV 5) đường giữa lưng; huyệt Hoa đà giáp tích (Huatuojiaji 華佗夾脊 Ex-B 2) đường chính giữa ra 0,5 thốn; huyệt Hoang môn (Bl 51) đường chính giữa ra 3 thốn; huyệt Bĩ căn (Ex-B 4) đường giữa lưng ra 3,5 thốn).
- Cách châm cứu: Châm đứng hoặc hơi chếch xuống, sâu 5 - 8 phân, cứu 3 - 5 mồi, hơ 5 - 10’.
- Chủ trị: Đái dầm; ỉa chảy; đau lưng; lị; viêm dạ dày; viêm ruột; viêm thận; bụng có nước; bí đái, căng bọng đái; thần kinh suy nhược, hoa mắt, đau đầu; nôn mửa; thức ăn không hóa; bụng chướng sôi ruột; thủy thũng; hoàng đản; tạng phủ tích tụ; chướng tức gầy mòn, không thể ăn được.
- Tác dụng phối hợp: với Khí hải, Đại trường du, Túc tam lý chữa cấp mạn tính viêm thận.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây