- Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng số 4 (L4), sang ngang mỗi bên 1,5 thốn.( Cách đường giữa lưng 1,5 thốn, ngang bờ dưới của mỏm gai đốt sống L4.Cách xác định: Trước tiên, hãy xác định đường nối các điểm cao nhất của mào chậu, trong hầu hết các trường hợp, đường này giao với mỏm gai L4 (lưu ý: đường này thay đổi tùy theo từng bệnh nhân). Từ đó sang ngang 1,5 thốn, xác định vị trí huyệt Đại tràng/trường du (BL 25).Hoặc: ở tư thế nằm sấp, sờ nắn ở đường giữa từ xương cùng qua các mào xương cùng lên trên, cho tới điểm nối thắt lưng cùng tạo thành một rãnh, có thể sờ thấy được mỏm gai của đốt sống L5. Đếm theo chiều dọc từ mỏm gai của đốt sống L5 đến bờ dưới của mỏm gai đốt sống L4. Ở mức này, đo ngang sang bên 1,5 thốn và xác định vị trí huyệt Đại tràng du (BL 25) ở đó.Cùng độ cao là huyệt Yêu dương quan (Du/GV 3) đường chính giữa; huyệt Hoa đà giáp tích (Huatuojiaji 華佗夾脊 Ex-B 2) đường chính giữa ra 0,5 thốn; huyệt Yêu nghi (Ex-B 6) đường chính giữa ra 3 thốn; huyệt Yêu nhãn (Ex-B 7) đường chính giữa ra 3,5 thốn). - Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1- 5 thốn, cứu 3- 5 mồi, hơ 5 – 10’. - Chủ trị: Đau lưng; ỉa chảy; lị; táo bón; lưng và đùi đau; lưng bong gân; đau khớp cùng chậu; viêm ruột; ruột sôi bụng chướng; lị ăn không xuống; chung quanh rốn cắn đau; cột sống cứng không thể cúi ngửa; ăn nhiều mà mình gầy; đái ỉa không dễ; bụng dưới cắn đau. - Tác dụng phối hợp: với Túc tam lý chữa ỉa chảy, bụng đau; với Mệnh môn hoặc Dương quan trị đau lưng; với Bạch hoàn du, Điều khẩu thấu Thừa sơn, Mệnh môn, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị dinh dưỡng của cơ không tốt do chuyển hóa hấp thu (tiến hành cơ dinh dưỡng bất lương); với Thứ liêu trị đại tiểu tiện không cầm. Đông Viên nói: Trúng táo trị ở Đại trường du.