7.23. THẬN DU

Thứ bảy - 24/02/2024 02:30
7.23. THẬN DU
23.THẬN DU: (Đáp ứng yêu cầu của thận)

- Vị trí: Ở dưới đốt sống 14 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn.( Cách đường giữa lưng 1,5 thốn, ngang bờ dưới của mỏm gai đốt sống L2. Cách xác định: Trước tiên, hãy xác định đường nối các điểm cao nhất của mào chậu, trong hầu hết các trường hợp, đường này giao với mỏm gai L4 (lưu ý: đường này thay đổi tùy theo vị trí của bệnh nhân). Từ đó, đếm lên đến bờ dưới của mỏm gai L2, ở mức này sang ngang 1,5 thốn, xác định vị trí huyệt Thận du (BL 23), trên điểm cao nhất của hệ cơ cạnh cột sống. Hoặc: ở tư thế nằm sấp, sờ nắn ở đường giữa từ xương cùng qua các mào xương cùng lên trên, cho tới điểm nối thắt lưng cùng tạo thành một rãnh, có thể sờ thấy được mỏm gai của đốt sống L5. Đếm theo chiều dọc từ mỏm gai của đốt sống L5 đến bờ dưới của mỏm gai đốt sống L2. Ở mức này, đo ngang sang bên 1,5 thốn và xác định vị trí huyệt Thận du (BL 23) ở đó. Cùng độ cao là huyệt Mệnh môn (Du/GV 4) đường giữa lưng; huyệt Hoa đà giáp tích (Huatuojiaji 華佗夾脊 Ex-B 2) đường chính giữa ra 0,5 thốn; huyệt Chí thất (Bl 52) đường chính giữa ra 3 thốn).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 5- 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 - 20’.
- Chủ trị:Lưng và cột sống đau; sáng sớm ỉa chảy (ngũ canh tiết); đái dầm; di tinh, liệt dương; tai ù; phù thũng; kinh nguyệt không có đều, đau bụng hành kinh, bế kinh; đái ra máu; bạch đới khí hư; viêm thận, thận cắn đau; sa thận; hen phế quản; tai điếc; rụng tóc; thiếu máu; tổn thương tổ chức phần mềm ở lưng; di chứng bại liệt trẻ em; tiêu khát; điên tật; sốt rét; lạnh đầu gối; hư lao gầy mòn; bụng ngực ngăn tức chướng cấp; hai bên sườn tức dần vào bụng dưới đau cấp chướng nóng; đái buốt; mắt nhìn mờ mờ; nước đái đục; mộng tinh; ngũ lao thất thương; hư bại; chân và đầu gối cong co; lưng lạnh như băng; đầu nặng mình nóng; run rẩy; ăn nhiều gầy mòn; mặt vàng vàng; mặt đen; sôi ruột; trong đầu gối và tứ chi khó chịu; ăn không hóa; đàn bà tích khí lạnh thành lao; trong lúc hành kinh giao hợp mà gầy mòn; hàn nhiệt vãng lai.
- Tác dụng phối hợp: với Mệnh môn, Tam âm giao trị liệt dương, đái dầm; với Tâm du chữa người già đái nhiều; với Trung cực, Tam âm giao trị viêm đường tiết niệu; với Quan nguyên, Túc tam lý trị bệnh đái đường; với Cự liêu trị ngực cách ngừng đình lưu ứ huyết; với Chương môn trị hàn ở trong ỉa như tháo cống không hóa.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây