- Vị trí: Ở dưới đốt sống thứ 10 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn.( Cách đường giữa lưng 1,5 thốn, ngang bờ dưới của mỏm gai đốt sống T10.Cách xác định: Từ mỏm gai đốt sống C7. Từ đó, đếm xuống tới bờ dưới mỏm gai đốt sống T10. Từ đây, sang ngang 1,5 thốn và xác định vị trí huyệt Đảm du (Bl 19) ở vị trí cao nhất của cơ cạnh cột sống.Hoặc: Định hướng sờ nắn từ nền xương sườn thấp nhất (đốt sống T12) lên trênđến mỏm gai đốt sống T10. Hoặc: Định hướng từ vùng thắt lưng.Ở cùng độ cao có huyệt Trung khu (Du/GV 7) đường giữa lưng; huyệt Hoa đà giáp tích (Huatuojiaji 華佗夾脊 Ex-B 2) đường chính giữa ra 0,5 thốn; huyệt Dương cương (Bl 48) đường chính giữa ra 3 thốn). - Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3- 5 phân, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 15’. - Chủ trị: Viêm gan; miệng đắng; đau sườn ngực; viêm túi mật; giun chui ống mật; lưng dưới, lưng trên đau; viêm dạ dày; lao hạch; bụng chướng; đau thần kinh tọa; đau đầu rét run; nôn khan; đau trong họng; mắt vàng; hoàng đản, sốt về chiều do lao; hư lao đái ra tinh; sưng hạch dưới hố nách do lao. - Tác dụng phối hợp: với Chi câu, Dương lăng tuyền trị đau xương sườn, với Cách du cả hai bên gọi là Tứ hoa, cứu chống suy nhược, phục hồi sức sau những trận ốm nặng; với Chí dương, Túc tam lý, Thái xung trị viêm gan cấp tính lây lan; với Nội quan, Dương lăng tuyền trị giun chui ống mật; với Chương môn trị đau sườn không nằm được; với Đảm nang huyệt trị viêm túi mật. Theo « Tư sinh kinh » có chỗ ghi rằng: Thôi Tri Thảo thường lấy huyệt Tứ hoa gồm 2 huyệt trên là Cách du, 2 huyệt dưới là Đảm du, 4 huyệt chủ huyết, cho nên lấy để trị lao trái. Đời sau nhầm lẫn, lấy Tứ hoa lệnh đi, không đúng.