10.6 CHI CÂU

Chủ nhật - 25/02/2024 22:38
10.6 CHI CÂU
6.CHI CÂU: 支溝(Cái rãnh nước chia nhánh; có tên là Phi hổ)

- Vị trí: Ở phía mặt sau cổ tay lên 3 thốn, lấy từ huyệt Ngoại quan lên 1 thốn, khe giữa 2 xương, chỗ mạch Thủ Thiếu dương hành là Kinh, Hỏa.( Trên lưng cẳng tay, cách nếp gấp cổ tay 3 thốn, trong chỗ lõm giữa xương quay và xương trụ, nằm phía quay của cơ duỗi các ngón. Cách xác định: Khe khớp cổ tay có thể được sờ thấy rõ ràng bằng cử động thả lỏng của bàn tay. Đo lên khoảng 3 thốn tính từ tâm khe khớp. Cơ duỗi các ngón thường chạy ở đây ở giữa xương quay và xương trụ. Xác định vị trí huyệt Chi câu (SJ/TB 6) ở chỗ lõm gần mép của xương quay và phía quay của cơ duỗi các ngón. Huyệt Hội tông (SJ/TB 7) nằm ngang mức ở chỗ lõm giữa xương trụ và cơ duỗi các ngón. Huyệt Gian sử (Pe/Pc 5) nằm gần như đối diện ở phía bụng của cẳng tay).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 3- 6 phân hoặc châm thấu huyệt Gian sử, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị: Đau sườn ngực; đau dạ dày; đau cổ tay; tai điếc; đau hầu họng; táo bón; nôn mửa; đẻ xong xây xẩm choáng váng; đau vai và cánh tay; tim cắn đau; viêm mạc lồng ngực; nước sữa ra không đủ; vai và cánh tay buốt nặng; nghịch khí; sườn nách cấp đau; thổ tả bệnh nhiệt mồ hôi không ra; tứ chi không nâng lên được; miệng ngậm không hở; bạo câm không thể nói được; tim buồn bẳn không dứt; quỷ bẳn; thương hàn kết ở ngực; nhọt lở; ghẻ ngứa; đàn bà mạch chửa không thông.
- Tác dụng phối hợp: với Dương lăng tuyền trị đau liên sườn; với Đại hoành thấu Thiên khu, Túc tam lý trị tập quán tính táo bón; với Túc tam lý, Chiên trung, Nhũ căn trị nước sữa ra không đủ; với Chiếu hải trị bí ỉa; với Chương môn, Ngoại quan trị sườn ngực đau đớn; với Đại lăng, Ngoại quan trị đau bụng táo bón.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây