3.TRUNG CỰC:中極(Giữa nhất, rất giữa; có tên là Ngọc tuyền, Khí nguyên;.huyệt Mộ của Bàng quang)
- Vị trí: Từ rốn xuống đến bờ trên xương mu chia làm 5 thốn, lấy từ rốn xuống 4 thốn, Khúc cốt lên 1 thốn, là Mộ huyệt của Bàng quang, Túc tam âm và Nhâm mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.( Ở đường giữa bụng, cách bờ trên của khớp mu 1 thốn hoặc cách rốn 4 thốn.Cách xác định: Khoảng cách từ tâm rốn đến bờ trên của khớp mu được chia thành 5 thốn đồng thân (lưu ý: đo tỉ lệ theo từng người). Huyệt Trung cực (Ren 3) nằm trên bờ của khớp mu 1 thốn.Nằm ở cùng độ cao có huyệt Đại hách (Ni/KID 12) cách đường giữa 0,5 thốn; huyệt Quy lai (Ma/ST 29) cách đường giữa 2 thốn; huyệt Tử cung (Ex-CA1), cách đường giữa bụng 3 thốn). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,8- 1 thốn, cảm giác tê tức cục bộ, có khi lan truyền đến bộ máy sinh dụng, cứu 5 mồi, hơ 5 – 10’. - Chủ trị: Di tinh; liệt dương; xuất tinh sớm; đái dầm; đau cắn dưới rốn; ỉa ra máu; lị; kinh nguyệt không đều và huyết kết thành hòn; khí hư, hành kinh đau bụng; tắt kinh; băng lậu huyết; căng bọng đái; đàn bà không có chửa; viêm thận; viêm niệu đạo; xiêm xoang chậu; đau thần kinh tọa; ngứa âm bộ mà nóng; đau âm bộ; thủy thũng; đái lâu hoặc không đái được; khí lạnh tích tụ có khi xông lên tâm; trong bụng nóng; dưới rốn kết thành hòn cục, bôn đồn đâm lên tim; âm bộ ra mồ hôi; tuyệt tự; sán hà; đàn bà sau khi đẻ nước hôi không ra; cổ dạ con sưng đau và không thẳng ngay; hoảng hốt thi quyết; đói mà không ăn được; đang hành kinh mà giao hợp rồi gầy mòn đi; nóng rét; xoay bọng đái không đái được. - Tác dụng phối hợp: với Tam âm giao trị trẻ em đái dầm; với Quan nguyên, Tam âm giao trị di tinh; với Tử cung trị dạ con xuất huyết; Trung cực thấu Khúc cốt, Thủy tuyền, Thủy phân, Tam âm giao thấu Huyền chung, Phục lưu trị bệnh tim do phong thấp dẫn đến bụng có nước; với Hoành cốt, Âm lăng tuyền trị di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm; với Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị đái dầm; với Tử cung, Tam âm giao, trị kinh nguyệt không đều; với Thận du, Hợp cốc, Tam âm giao trị bế kinh.