13.9. THỦY PHÂN

Thứ hai - 26/02/2024 02:15
13.9. THỦY PHÂN
9.THỦY PHÂN:水分(Chia nước;có tên là Phân thủy)

- Vị trí: Giữa rốn thẳng lên 1 thốn, huyệt đúng miệng dưới của tiểu trường, đến đấy là (nơi) phân biệt trong đục, nước dịch thì vào bàng quang, cặn bã thì vào Đại trường, cho nên gọi là Thủy phân. « Tố Chú »: châm 1 thốn. « Đồng Nhân » nói: Châm 8 phân lưu 3 hơi thở ra, tả 5 hơi hít vào. Bệnh thủy cứu đại hay, lại nói CẤM CHÂM, châm ở đó nước hết thì chết. « Minh Đường » bệnh về thủy thì cứu 7 x 7 = 49 mồi, đủ 400 mồi thì dừng; « Tư Sinh » nói: không châm vì là thế.( Ở đường giữa bụng, trên rốn 1 thốn. Cách xác định: Khoảng cách giữa góc ức sườn và rốn được chia thành 8 thốn đồng thân (lưu ý: tỉ lệ theo từng người). Từ giữa rốn đo lên trên 1 thốn, đây là vị trí của huyệt Thuỷ phân (Ren 9). Ở cùng độ cao là huyệt Hoạt nhục môn (Ma/ST 24), cách đường giữa bụng 2 thốn; huyệt Chương môn (Le/LIV 13), ở đầu tự do của xương sườn thứ 11).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1,5 thốn, cứu 3- 15 mồi, hơ 10- 20’. Người chửa 5 tháng trở lên CẤM CHÂM.
- Chủ trị: Khó tiểu tiện; phù nước; sôi ruột; ỉa chảy; nôn mửa; viêm thận; bụng rắn sưng như cái trống; viêm phúc mạc; chuột rút; không hám ăn; trường vị hư chướng; đau xung quanh rốn xông lên tim; thắt lưng và cột sống cứng cấp; quỷ bẳn; mũi ra máu; trẻ em lõm thóp; trào ngược a xít.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây