4.QUAN NGUYÊN:關元(Có quan hệ với nguyên khí; huyệt Mộ của Tiểu trường)
- Vị trí: Ở phía dưới rốn, thẳng giữa rốn xuống thốn, từ huyệt Trung cực lên 1 thốn, là Mộ của tiểu trường, túc tam âm và Nhâm mạch hội ở đó. Người chửa CẤM CHÂM.( Ở đường giữa bụng, cách bờ trên của khớp mu 2 thốn hoặc cách rốn 3 thốn.Cách xác định: Khoảng cách từ tâm rốn đến bờ trên khớp mu được chia thành 5 phần (lưu ý: tỷ lệ theo từng cá nhân). Theo phân chia này, huyệt Quan nguyên (Ren 4) nằm cách bờ trên của khớp mu 2 thốn hoặc cách rốn 3 thốn.Cùng cấp độ là huyệt Khí huyệt (Ni/KI 13), cách đường giữa bụng 0,5 thốn; huyệt Di tinh (Ex-CA), cách đường giữa bụng 1 thốn; huyệt Thuỷ đạo (Ma/ST 28) cách đường giữa 2 thốn;huyệt Khí môn (Ex-CA), cách đường giữa bụng 3 thốn; huyệt Đề thác (Ex-CA), cách đường giữa bụng 4 thốn, xấp xỉ trên cùng cấp độ chiều cao là huyệt Ngũ khu (Gb 27), phía trước và phía trong gai chậu trước trên (SIAS). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 0,8 – 1,5 thốn, cứu 7 mồi, hơ 5 – 15’. - Chủ trị: Đaulưng; đau bụng; đau quanh rốn; đái dầm; di tinh; liệt dương; ỉa chảy; kinh nguyệt không đều; băng lậu huyết; choáng váng sau đẻ; trúng gió hư thoát; ung nhọt trong ruột; lị; viêm ống dái; viêm thận; đau bụng hành kinh; khí hư quá nhiều; xiêm xoang chậu; sa dạ con; giun đường ruột; trúng gió hư thoát; suy nhược toàn thân; bế kinh; không có chửa; bạo sán; đái ra máu; ỉa ra máu; sốt về chiều; ho ra máu; tiêu khát; tích lạnh hư yếu; dưới rốn cắn đau dẫn vào trong âm bộ; làm bệnh không có giờ giấc; khí lạnh kết thành hòn đau; khí hàn vào trong bụng đau; đái trắng đục; phong choáng váng đầu đau; xoay bọng đái bế tắc; đái không thông mà vàng đỏ; lao nhiệt; sỏi bàng quang và 5 thứ đái buốt; dễ ỉa; dưới rốn kết huyết như cái chén úp; tuyệt tự không sinh đẻ; cửa dạ con bế tắc; có thai ra máu nhỏ giọt; sau khi đẻ nước hôi không dứt. - Tác dụng phối hợp: với Tam âm giao trị di tinh; với Túc tam lý trị 5 thứ lậu; với Khí hải, Dũng tuyền trị bí đái sau đẻ; với Ẩn bạch, Huyết hải, Túc tam lý trị công năng tính tử cung xuất huyết; với Thái xung trị giun đũa; với Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên thấu Khúc cốt trị di tinh, liệt dương; với Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị viêm ống dái; với Ủy dương trị căng bọng đái; với Đại chùy, Túc tam lý trị còng gù; với Đại đôn trị trứng dái sa một bên; với Dũng tuyền trị xoay bàng quang lậu khí (Khí lâm).