5.THẠCH MÔN:石門(Cửa đá;có tên là Lợi cơ-Tinh lộ - Đan điền- Mệnh môn; huyệt Mộ của Tam tiêu)
- Vị trí: Từ giữa rốn thẳng xuống 2 thốn, nằm ngửa lấy huyệt, là Mộ của Tam tiêu. Người chửa CẤM CHÂM.( Ở đường giữa bụng, cách rốn 2 thốn hoặc cách bờ trên của khớp mu 3 thốn.Cách xác định: Khoảng cách từ tâm rốn tới bò trên khớp mu được chia thành 5 thốn đồng thân (lưu ý: tỉ lệ theo từng cá nhân). Đo từ giữa rốn xuống 2 thốn, đây là vị trí huyệt Thạch môn (Ren 5).Nằm ở cùng độ cao là huyệt Tứ mãn (Ni/KID 14) cách đường giữa bụng 0,5 thốn; huyệt Đại cự (Ma/ST 27) cách đường giữa bụng 2 thốn). - Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 1- 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’. - Chủ trị: Kinh nguyệt quá nhiều; bế kinh; sán khí; bí đái; đái dầm; phù thũng; cao huyết áp; băng lậu huyết; viêm tuyến vú; thương hàn; ỉa dễ không cầm; bụng dưới cắn đau; bìu dái co vào bụng dưới; bụng đau rắn cứng; tự nhiên sán quanh rốn (đau co thắt); khí lâm; huyết lâm; nước đái vàng; nôn mửa ra máu không ăn được chất bột; cốc không hóa; thủy khí hành ở da dẻ; da bụng dưới căng căng; tức hơi; đàn bà do đẻ mà ra nước hôi không dứt, kết thành cục. - Tác dụng phối hợp: với Trung cực, Dương lăng tuyền trị đái dầm.