13.12. TRUNG QUẢN

Thứ hai - 26/02/2024 02:17
13.12. TRUNG QUẢN
12.TRUNG QUẢN:中脘(Ở giữa dạ dày; có tên là Thái thương)

- Vị trí: Chính giữa rốn thẳng lên 4 thốn ở giữa đoạn từ lõm ức xuống đến rốn, đó là Mộ của vị. Thủ Thiếu dương, Thái dương, Túc Dương minh và Nhâm mạch hội ở đó. « Nạn kinh » nói rằng: Phủ hội ở đó. « Sớ » nói rằng: bệnh phủ chữa ở đó.( Ở đường giữa bụng, trên rốn 4 thốn hoặc cách góc ức sườn 4 thốn. Cách xác định: Xác định điểm giữa góc ức sườn và rốn rồi định vị huyệt Trung quản (Ren 12) tại đây. Hoặc: Khoảng cách từ góc ức sườn tới rốn chia làm 8 thốn đồng thân (lưu ý: tỉ lệ theo từng người). Ở đường giữa bụng, đo từ rốn lên 4 thốn hoặc từ góc ức sườn đo xuống 4 thốn. Đây là vị trí huyệt Trung quản (Ren 12). Nằm ở cùng độ cao là các huyệt: huyệt Âm đô (Ni/KID 19), cách đường giữa bụng 0,5 thốn; huyệt Lương môn (Ma/ST 21) cách đường giữa 2 thốn).
- Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu 1 - 1,5 thốn, cứu 3- 15 mồi, hơ 10 – 20’. Người chửa trên 5 tháng CẤM CHÂM.
- Chủ trị: Đau dạ dày; chướng bụng; nôn mửa; ợ chua; ỉa chảy; lị, táo bón; mất ngủ; cao huyết áp; viêm dạ dày cấp mãn tính; loét dạ dày; sa dạ dày; cấp tính tắc ruột; bí ỉa; tiêu hóa không tốt; thần kinh suy nhược; bệnh tinh thần; phiên vị; ăn không hóa; ăn không ngon miệng; hư lao mửa ra máu; điên cuồng; vàng da; năm thứ cách khí; thở xuyễn không dứt; trúng ác (độc); đau tỳ; hàn làm tích; tâm khí đau; phục lương (u dạ dày) dưới tâm như cái chép úp (bụng trên) bành trướng; trời làm thương hàn sốt không dứt; sốt rét ôn dịch (sốt cuối hạ); trước tiên là đau bụng, ỉa chảy, hoắc loạn, ỉa ra không tự biết; đau vùng bụng trên; mình lạnh không thể cúi ngửa; khí phát ra nghẹn.
- Tác dụng phối hợp: với Thiên khu, Túc tam lý trị lị; với Túc tam lý trị đau bụng; với Vị thương, Túc tam lý trị sa dạ dày; với Lương môn, Thiên khu, Nội quan, Túc tam lý trị cấp tính thủng ở vết loét dạ dày; với Thiên khu, Nội quan, Khí hải tắc ruột cấp tính; với Chí dương, Đảm du trị hoàng đản; với Nội quan, Lương khâu trị đau dạ dày; với Khí hải, Chiên trung trị mửa (Hành); với Kỳ môn, Thượng cự hư trị thở xuyễn.
 

Nguồn tin: LÊ VĂN SỬU - PHÙNG VĂN CHIẾN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây