- Vị trí: Ở huyệt Khúc trì thẳng xuống 2 thốn, ấn chỗ đó thì thịt đẩy lên, đúng chỗ thịt lồi ra. ( Cách huyệt Khúc trì (Di 11) 2 thốn (nếp gấp khuỷu tay) trên đường nối Di 5-Di11 ở cơ duỗi cổ tay quay dài, châm sâu sâu hơn sẽ tới cơ ngửa. Cách xác địnhLưu ý: Co tay, đường nối huyệt Dương khê (Di 5) - huyệt Khúc trì (Di 11) chạy dọc theo đường viền xương quay cạnh cẳng tay trong tư thế ngửa, nhưng chạy dọc theo cẳng tay ở tư thế úp. Huyệt Thủ tam lý (Di 10) nằm trên mặt lưng của xương quay và ở trên đường nối từ cổ tay tới nếp gấp của khuỷu tay (Di5-Di11). Cánh huyệt Khúc trì (Di 11) 2 thốn dọc theo đường này từ Di 11 (ở nếp gấp khuỷu tay chỗ lõm bên cạnh quay) và xác định vị trí Di 10 nhạy cảm với áp lực nhất tại đây). - Cách châm cứu: Châm đứng kim, sâu từ 0,5 - 2 thốn, cứu 3 - 7 mồi, hơ 5 - 10 phút - Chủ trị: Vai, cánh tay đau, liệt nửa người, đau răng, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, cao huyết áp, quai bị, chi trên tê bại, bệnh loét tá tràng và đau dạ dày, tiêu hóa không tốt, mất tiếng, sưng hàm má, tràng nhạc, vừa ỉa vừa mửa, bán thân bất toại, khuỷu tay co không duỗi, trúng gió trễ miệng. - Tác dụng phối hợp: với Túc tam lý trị bệnh đường ruột, có thể làm tăng giảm nhu động ruột; với Kiên ngung, Trung chữ trị đau vai, viêm chung quanh khớp vai; với Hợp cốc, Dưỡng lão chữa ung nhọt; với Thiếu hải trị bàn tay, cánh tay tê dại; với Trung quản, Túc tam lý trị bệnh loét tá tràng; với Túc tam lý trị đồ ăn giãn hơi thành hòn cục.